Skip Ribbon Commands
Skip to main content
SharePoint
ISSN 1859 - 2953

CÙNG BẠN ĐỌC!

15:47 - 02/07/2024

LẬP PHÁP - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, khẳng định những giá trị của các nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp quyết định mở Tiểu mục Triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương tám khóa XIII, tạo diễn đàn khoa học để các chuyên gia, nhà khoa học công bố, đăng tải những đánh giá, bình luận về các nghị quyết Trung ương tám khóa XIII nhằm đưa các nghị quyết này vào cuộc sống.

Lãnh đạo Quốc hội, Lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội chúc mừng Tạp chí Nghiên cứu lập pháp nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

16:19 - 20/06/2024

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 – 21.6.2024), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp đã nhận được nhiều lời chúc mừng, động viên từ Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Công đoàn Văn phòng Quốc hội, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu lập pháp và nhiều cơ quan, đơn vị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường gửi lẵng hoa chúc mừng Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Đồng chí Dương Thanh Bình, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Trưởng Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH đã đến thăm và chúc mừng Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Tham gia Đoàn có Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lò Việt Phương và đại diện các cơ quan, đơn vị.

Góp ý hoàn thiện quy định về bảo hiểm xã hội một lần trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

11:35 - 17/06/2024

LẬP PHÁP -Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đạt nhiều kết quả to lớn trong việc mở rộng độ bao phủ bảo hiểm. Tuy nhiên, những nỗ lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang gặp phải rào cản là sự chưa phù hợp giữa quy định pháp luật với thực tiễn cuộc sống, nhất là liên quan đến vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được soạn thảo trong bối cảnh nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần; và quy định về bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 74 Dự thảo Luật vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích nguyên nhân, hệ quả của tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần; nghiên cứu kinh nghiệm của một quốc gia; từ đó, đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện quy định của Dự thảo Luật về vấn đề này.

Hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trước yêu cầu tổ chức bộ máy chính quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

21:25 - 14/06/2024

LẬP PHÁP - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được trình ra Quốc hội khóa XV để thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu, đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với mục tiêu thực hiện chính sách tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Chế định pháp nhân nhìn từ cấu trúc bên trong của nó

16:11 - 14/06/2024

LẬP PHÁP -Các quy định của pháp luật về pháp nhân rất quan trọng, chiếm dung lượng lớn trong bất kỳ một hệ thống pháp luật nào. Chúng trải rộng và dài trong cả lĩnh vực luật công, luật tư và không thể chỉ được chứa đựng trong một hoặc một vài văn bản quy phạm pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, các quy định của pháp luật về pháp nhân còn sơ sài, mất tính đồng bộ, hệ thống và còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng tới môi trường pháp lý cho sự phát triển của đất nước.Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa nghiên cứu thỏa đáng và không chú ý tới cấu trúc bên trong của pháp luật nói chung, của chế định pháp nhân nói riêng.Trong bài viết này, tác giả phân tích khái quát về cấu trúc bên trong của chế định pháp nhân, từ đó nhìn lại các quy định của pháp luật về pháp nhân của Việt Nam và có ý tưởng nghiêng hẳn về lập pháp.

Hoàn thiện pháp luật về quyền của người chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay

11:39 - 14/06/2024

  LẬP PHÁP - Trong bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá và chỉ ra những điểm còn hạn chế trong các quy định pháp luật về quyền của người chưa thành niên. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền của người chưa thành niên nhằm tăng cường bảo đảm quyền của nhóm người dễ bị tổn thương này ở Việt Nam trong thời gian tới.

Hoàn thiện khung pháp lý về cơ sở dữ liệu công chứng

14:51 - 13/06/2024

LẬP PHÁP - Cơ sở dữ liệu công chứng là một trong những nội dung quan trọng được đề nghị sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Trong bài viết này, tác giả nêu lên những vấn đề cơ bản của cơ sở dữ liệu công chứng; đánh giá thực trạng ứng dụng cơ sở dữ liệu công chứng tại Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới; trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp đối với việc xây dựng các quy định về cơ sở dữ liệu công chứng trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Khung Lý thuyết về Công chứng điện tử

22:38 - 12/06/2024

LẬP PHÁP - Hệ thống thông tin công chứng là thành phần quan trọng trong Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử. Hoạt động công chứng truyền thống sẽ tích hợp dần những thay đổi từ hệ thống thông tin mạng quốc gia nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công về công chứng trong việc phòng ngừa tranh chấp và ổn định trật tự xã hội. Trong bài viết này, các tác giả cung cấp một số khía cạnh khác nhau về công chứng điện tử dựa vào đặc trưng về bản chất, vai trò của hệ thống công chứng Latin, cùng với kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong cùng hệ thống; từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Nhà nước và pháp luật

LẬP PHÁP -Các quy định của pháp luật về pháp nhân rất quan trọng, chiếm dung lượng lớn trong bất kỳ một hệ thống pháp luật nào. Chúng trải rộng và dài trong cả lĩnh vực luật công, luật tư và không thể chỉ được chứa đựng trong một hoặc một vài văn bản quy phạm pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, các quy định của pháp luật về pháp nhân còn sơ sài, mất tính đồng bộ, hệ thống và còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng tới môi trường pháp lý cho sự phát triển của đất nước.Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa nghiên cứu thỏa đáng và không chú ý tới cấu trúc bên trong của pháp luật nói chung, của chế định pháp nhân nói riêng.Trong bài viết này, tác giả phân tích khái quát về cấu trúc bên trong của chế định pháp nhân, từ đó nhìn lại các quy định của pháp luật về pháp nhân của Việt Nam và có ý tưởng nghiêng hẳn về lập pháp.

Chính sách

LẬP PHÁP - Hoạt động chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp thực chất là việc sử dụng dữ liệu và những công nghệ mới để tạo ra sự thay đổi căn bản trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tinh thần hợp tác và dấn thân của nhân viên, thay đổi căn bản hoạt động quản trị, đảm bảo tính hiệu quả của công việc. Chuyển đổi số cũng đặt doanh nghiệp trước những thách thức chưa từng có, đòi hỏi phải có hành lang pháp lý an toàn. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định đáp ứng phần nào yêu cầu chuyển đổi số. Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn còn một số bất cập đòi hỏi cần phải được hoàn thiện. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về chuyển đổi số và đưa ra những kiến nghị liên quan đến cơ chế chính sách và các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho hoạt động chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp phát triển tại Việt Nam.  

Kinh nghiệm quốc tế

LẬP PHÁP - Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực tiễn hoạt động chất vấn ở nghị viện các nước Úc, Anh, Canada và rút ra một số gợi mở nhằm nâng cao chất lượng chất vấn ở Quốc hội Việt Nam hiện nay.

Bàn về dự án luật

LẬP PHÁP -Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đạt nhiều kết quả to lớn trong việc mở rộng độ bao phủ bảo hiểm. Tuy nhiên, những nỗ lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang gặp phải rào cản là sự chưa phù hợp giữa quy định pháp luật với thực tiễn cuộc sống, nhất là liên quan đến vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được soạn thảo trong bối cảnh nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần; và quy định về bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 74 Dự thảo Luật vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích nguyên nhân, hệ quả của tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần; nghiên cứu kinh nghiệm của một quốc gia; từ đó, đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện quy định của Dự thảo Luật về vấn đề này.

Thực tiễn pháp luật

LẬP PHÁP - Để đạt được mục đích thu và quản lý thuế hiệu quả, pháp luật quy định người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay, các vi phạm hành chính về khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp được quy định khá chi tiết, từ đó tạo ra cơ sở pháp lý cho người có thẩm quyền thực hiện việc xử phạt đối với các vi phạm này. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số bất cập trong quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

Tin tổng hợp

CÙNG BẠN ĐỌC!

LẬP PHÁP - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, khẳng định những giá trị của các nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp quyết định mở Tiểu mục Triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương tám khóa XIII, tạo diễn đàn khoa học để các chuyên gia, nhà khoa học công bố, đăng tải những đánh giá, bình luận về các nghị quyết Trung ương tám khóa XIII nhằm đưa các nghị quyết này vào cuộc sống.

Thống kê truy cập

33916749

Tổng truy cập

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 

Tổng biên tập: TS. Trần Văn Biên

Tòa soạn: 35 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Điện thoại: 08048376

Email: nclp@quochoi.vn - nghiencuulapphap@gmail.com

Website: lapphap.vn