Hoạt động chất vấn ở một số nghị viện trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam

09/11/2023 06:34:00 SA
LẬP PHÁP - Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực tiễn hoạt động chất vấn ở nghị viện các nước Úc, Anh, Canada và rút ra một số gợi mở nhằm nâng cao chất lượng chất vấn ở Quốc hội Việt Nam hiện nay.

Thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động theo pháp luật Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam

13/10/2023 06:35:00 SA
LẬP PHÁP - Sự ra đời của Luật Hợp đồng lao động năm 2007 đánh dấu bước cải cách quan trọng đối với pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của Trung Quốc. Đạo luật này đã đặt ra một số vấn đề mà các quy định của pháp luật trước đó hầu như còn bỏ ngỏ, trong đó có vấn đề thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động. Tại Việt Nam, vấn đề thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động vẫn chưa được pháp luật quy định trực tiếp. Trung Quốc và Việt Nam có sự tương đồng nhất định về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu về thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam thời gian tới.

Tư cách chủ thể của robot thông minh- từ góc độ luật so sánh và hàm ý cho Việt Nam

27/09/2023 06:40:00 SA
LẬP PHÁP - Trong bài viết này, tác giả phân tích về các chế định pháp luật có thể áp dụng để điều chỉnh robot thông minh từ góc độ luật so sánh: như phân tích lý thuyết và quy định của một số hệ thống pháp luật lớn trên thế giới đặc biệt là châu Âu lục địa và Thông luật Anh - Mỹ, chỉ ra hai hướng tiếp cận chính hiện nay để điều chỉnh robot thông minh là luật về chủ thể (law of persons) và luật về tài sản (law of property) với sự nhấn mạnh vào luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cả hai cách tiếp cận này đều có những ưu, nhược điểm riêng mà Việt Nam có thể tham khảo để tiếp cận, xây dựng hoặc hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan.

Đối tượng của quyền hưởng dụng: góc nhìn từ pháp luật dân sự Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam

06/09/2023 06:21:00 SA
LẬP PHÁP - Cùng với việc vươn mình ra thế giới như Việt Nam hiện nay, nhu cầu học hỏi và tham khảo pháp luật nước ngoài nhằm tìm kiếm những giá trị phù hợp hướng đến việc hoàn thiện nội luật ngày càng trở nên cấp thiết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về đối tượng của quyền hưởng dụng, chắt lọc những kinh nghiệm phù hợp làm cơ sở cho những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền hưởng dụng. Bên cạnh đó, việc xác định rõ đối tượng của quyền hưởng dụng sẽ mang lại những lợi ích hướng đến giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong chế định này.

Xây dựng thể chế tố tụng điện tử ở một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam

25/08/2023 02:32:00 SA
LẬP PHÁP - Trong bài viết này, tác giả trình bày nhu cầu xây dựng thể chế tố tụng điện tử và sự phát triển của thể chế này trong vài năm gần đây ở một số quốc gia, khu vực trên thế giới. Đồng thời, tác giả phân tích các mô hình chuyển đổi sang tố tụng điện tử, các loại vụ việc có thể áp dụng tố tụng điện tử, các nguyên tắc của tố tụng điện tử, và đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam.

Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam

11/08/2023 05:46:00 SA
LẬP PHÁP - Hợp đồng là một phương tiện quan trọng trong đời sống của con người, giúp con người đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình thông qua việc trao đổi các sản phẩm, dịch vụ và các lợi ích khác. Nó là một phương thức quan trọng để tổ chức đời sống chung và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Do vậy, hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là những quy định quan trọng trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, có tính chất nền tảng cho các luật chuyên ngành. Các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu (viết tắt là PECL) và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.