Tái hoà nhập cộng đồng của người mãn hạn tù – từ góc nhìn lập pháp

01/05/2005

Dương Thanh Mai, TS, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ T ‡ pháp

 
Tái hoà nhập cộng đồng – sự “hồi sinh về mặt x í hội” của cá nhân
 Tái ho ànhập cộng đồng là một cụm từ được sử dụng khá thường xuyên trong những năm gần đây tại một số văn kiện của Đảng và Nhà nước cũng như tại các bài nói, bài viết trên các phương tiện truyền thông liên quan đến chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về đặc xá cho những người đang chấp hành hình phạt tù (Xem hộp 1). Vậy tái hoà nhập cộng đồng (THNCĐ) của người mãn hạn tù là gì? Qua ngữ cảnh của các văn kiện của Đảng như trên có thể hiểu một cách tổng quát THNCĐ là quá trình người bị phạt tù sau khi được giáo dục, cải tạo trong các trại giam được trả tự do trở lại hoà nhập với cộng đồng và cuộc sống xã hội. Mác đã khẳng định “ Con ng ư ời l àtổng ho àcủa các quan hệ xã hội”. Quá trình trưởng thành về mặt sinh học cũng như quá trình hình thành, phát triển nhân cách của từng con người diễn ra trong đời sống cộng đồng. Theo cách gọi của một số nhà nghiên cứu thì có thể coi đó chính là quá trình xã hội hoá, quá trình hoà nhập cộng đồng của từng cá nhân, có ý nghĩa quyết định để cá nhân đó trở thành con người xã hội. Nếu một người tuy đã trưởng thành, đã được xã hội hoá nhưng vì một lý do nào đó lại bị cách ly ra khỏi đời sống xã hội thì sau thời gian cách ly đó, họ sẽ phải học lại từ lời nói đến cách ứng xử, giao tiếp với con người cho phù hợp với các giá trị, chuẩn mực chung của xã hội, học cách sống, cách lao động theo những yêu cầu của đời sống đương đại để thích nghi, để tái hoà nhập lại với cộng đồng. Người phạm tội bị kết án tù tuy không biệt lập hoàn toàn với xã hội nhưng trong thời gian chấp hành hình phạt tại các cơ sở cải tạo, giam giữ, họ phải chịu sự cách ly khỏi đời sống xã hội bình thường, bị hạn chế một số quyền tự do dân chủ, không được tham gia với tư cách một công dân- chủ thể vào nhiều quan hệ xã hội. Vì vậy, điều khó tránh khỏi là họ sẽ gặp khó khăn, lúng túng cả về suy nghĩ, nhận thức lẫn về cách hành xử trong các quan hệ xã hội khi trở lại với xã hội đương đại mà họ đã xa cách nhiều năm. Do đó, tái ho ànhập cộng đồng, tr ư ớc tiên l àquá trình phục hồi địa vị pháp lý công dân nh ư ng cao nhất v àcuối cùng, chính l àquá trình "hồi sinh về mặt xã hội” của cá nhân, là quá trình mang tính pháp lý và xã hội sâu sắc - cá nhân mãn hạn tù thông qua giao tiếp với cộng đồng để nhận thức lại, tiếp thu và chuyển hoá các giá trị, chuẩn mực pháp lý, văn hoá ứng xử, đạo đức xã hội, từ đó phục hồi và phát triển con người công dân, con người xã hội của mình. Quá trình tái hoà nhập của người bị phạt tù là nhằm hướng tới xã hội và tới các nhóm, cộng đồng cụ thể (từ gia đình, nhóm bạn bè đến cộng đồng dân cư làng, xóm, tập thể lao động...) nên nó luôn chịu sự tác động, chi phối của xã hội và các cộng đồng. Ngược lại, chính xã hội, cộng đồng cũng có những mối quan tâm, những lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả, mức độ tái hoà nhập cộng đồng của người mãn hạn tù (ví dụ như sự đoàn tụ, hàn nối lại các quan hệ tình cảm, gia đình, sự khôi phục các quan hệ làm ăn và rộng hơn là sự duy trì trật tự, an toàn xã hội...). Tuy có ý nghĩa lớn như vậy, nhưng trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một thuật ngữ pháp lý chính xác, đầy đủ thể hiện quá trình này. Để góp phần xây dựng khái niệm khoa học về THNCĐ của người mãn hạn tù cần phải tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng trước tiên và quan trọng nhất là việc xác định đúng bản chất của quá trình THNCĐ, các đặc trưng, các yếu tố cấu thành nên quá trình THNCĐ và mối liên hệ giữa chúng cũng như mối liên hệ bên ngoài của quá trình đó với các quá trình pháp lý khác có liên quan.
Bản chất pháp lý- x í hội của quá trình THNCĐ
Xét từ góc độ của ng ư ời mãn hạn  Từ góc độ này, quá trình phục hồi quyền năng, địa vị pháp lý công dân theo nghĩa đầy đủ bao gồm cả hai khía cạnh: khôi phục về mặt pháp lý và khôi phục về mặt thực tế. Thứ nhất, về mặt pháp lý, khôi phục quyền của một công dân có nghĩa là khôi phục năng lực chủ thể pháp luật của cá nhân để người đó có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật với các quyền và nghĩa vụ chủ thể bình đẳng với mọi công dân khác. Vậy những quyền nào là những quyền sẽ được phục hồi đối với những người bị kết án phạt tù khi họ trở lại với cuộc sống xã hội? Trước tiên và quan trọng nhất, đó là việc khôi phục quyền đ ư ợc sống tự do trong xã hội với t ư cách l àmột công dân có các quyền v ànghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác (trừ trường hợp người bị kết án phạt tù còn phải chấp hành một hoặc một số hình phạt bổ sung trong một thời hạn nhất định sau khi ra tù, ví dụ như bị quản chế, bị cấm cư trú tại những địa bàn nhất định, bị cấm làm một số nghề, cấm đảm nhiệm những chức vụ nhất định liên quan đến tội phạm họ đã thực hiện...). Chi tiết hơn, đó là việc khôi phục các quyền cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân như quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại, quyền có nơi cư trú hợp pháp, quyền lao động để có thu nhập hợp pháp cho bản thân và gia đình; quyền học tập để phát triển; quyền được sống hạnh phúc trong gia đình với tình cảm và bổn phận của người cha, người mẹ, của vợ, chồng, con cháu cũng như quyền được tham gia vào các tổ chức và hoạt động xã hội … Thứ hai, về mặt thực tế, mặc dù được Nhà nước khôi phục các quyền về mặt pháp lý nhưng để có thể sử dụng các quyền đó trong thực tế, những người trở về sau thời gian cải tạo, giam giữ còn gặp rất nhiều trở ngại và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Từ góc độ cá nhân người mãn hạn tù, các yếu tố chủ quan gồm: (i) Năng lực của cá nhân: bao gồm năng lực hiểu biết (học vấn), năng lực lao động, năng lực tiếp cận những vấn đề mới của cuộc sống xã hội mà họ đã xa cách nhiều năm. Đây là yếu tố đầu tiên, có ý nghĩa rất cơ bản để cá nhân thực hiện các quyền lao động, học tập, để họ có thể sống một cách chân chính bằng sức lao động, bằng năng lực của chính bản thân mình. Tuy nhiên, đây lại chính là điểm rất yếu của đại đa số người mãn hạn tù bởi vì những kiến thức, kinh nghiệm mà họ có được trước khi phạm tội đã trở nên rất lạc hậu, không theo kịp với những thay đổi, phát triển rất nhanh về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hoá, xã hội sau thời gian dài họ bị cách ly khỏi xã hội. Do đó, việc khôi phục quyền trên thực tế của người mãn hạn tù rất khó thực hiện do bản thân họ thiếu những năng lực cần thiết, thiếu khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng yêu cầu của xã hội đặt ra với họ thì cao nhưng khả năng đáp ứng của họ lại khá thấp khiến họ phải “đứng ngo ài ” để nhìn vào xã hội chứ khó có thể tham gia ngay vào đời sống xã hội. Rõ ràng là việc chuẩn bị năng lực thực tế cho người mãn hạn tù không phải là câu chuyện chỉ bắt đầu từ khi cánh cửa trại giam khép lại sau lưng họ. Đó phải là công việc thường xuyên, lâu dài trong suốt quá trình giáo dục, cải tạo của người bị kết án tù tại các trại giam cũng như sau khi họ được trả tự do. Chỉ khi họ được hỗ trợ giáo dục văn hoá và đào tạo nghề một cách thường xuyên, có định hướng đúng thì họ mới có thể có được những hiểu biết, kỹ năng nghề nghiệp thích hợp, cập nhật hơn với các yêu cầu, đòi hỏi mới của cuộc sống xã hội. (ii) Yếu tố tâm lý – tình cảm: đó là sự đấu tranh dai dẳng giữa những yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực trong mỗi người mãn hạn tù sau khi rời cơ sở cải tạo, giam giữ. Một mặt, họ khao khát trở lại cuộc sống bình thường của một công dân, được lao động và kiếm sống một cách lương thiện, được chăm sóc gia đình và cống hiến cho xã hội. Nhưng mặt khác, bản thân họ lại luôn ở trong trạng thái tâm lý phức tạp do mặc cảm về lỗi lầm trước đây hoặc là oán người, hận đời, đặc biệt là những người chịu cảnh gia đình tan vỡ, bị người thân ruồng bỏ trong thời gian ở tù dẫn đến trạng thái chán nản, buông xuôi. Vì vậy, ngoài sự thiếu hụt kỹ năng, năng lực cá nhân, người mãn hạn tù nhiều khi còn thiếu cả ý chí, nguyện vọng, quyết tâm thực hiện trên thực tế các quyền đã được khôi phục. Lại một lần nữa, yếu tố tâm lý chủ quan của người mãn hạn tù phụ thuộc rất nhiều vào thái độ ứng xử, tiếp nhận của các chủ thể khác trong gia đình, cộng đồng, xã hội. Xét từ góc độ Nh àn ư ớc v àpháp luật Khía cạnh thứ hai của quá trình phục hồi quyền của người mãn hạn tù chính là sự công nhận của nhà nước, của xã hội về mặt pháp lý và mặt thực tiễn đối với việc người mãn hạn tù được hưởng và thực hiện các quyền đó. Về mặt pháp lý, việc Nhà nước công nhận việc khôi phục các quyền của người mãn hạn tù được thực hiện bằng các quyết định, hành vi mang tính chất hành chính- tư pháp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định địa vị pháp lý của công dân sau khi rời cơ sở cải tạo, giam giữ và bảo đảm để họ được hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý đã tạm thời bị hạn chế trong thời gian chấp hành hình phạt tù. Trước tiên, đó là quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận người phạm tội đã hoàn thành nghĩa vụ chấp hành hình phạt tù, được trả tự do. Tiếp đó là các quyết định của những cơ quan hành chính nhằm phục hồi các quyền dân sự cơ bản của công dân. Cuối cùng là các quyết định xoá án tích được ghi vào lý lịch tư pháp, xác nhận họ đã chấm dứt hoàn toàn với quá khứ lầm lỗi, đã thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân trong thời hạn luật định kể từ khi được trả tự do. Về mặt thực tế, việc công nhận của Nhà nước và xã hội đối với việc khôi phục quyền của người mãn hạn tù thể hiện qua các hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhằm hỗ trợ người mãn hạn tù sử dụng các quyền đã được khôi phục để tạo lập cuộc sống bình thường trong cộng đồng một cách thuận lợi. Sự hỗ trợ đó bao gồm cả hỗ trợ về năng lực, về tinh thần (đón nhận, động viên, khuyến khích..), về tâm lý (xoá bỏ sự định kiến, nghi ngại trong quan hệ với người mãn hạn tù) và cả một số hỗ trợ ban đầu về vật chất (cho vay vốn, cấp đất sản xuất..). Sự công nhận thực tế của Nhà nước và xã hội thể hiện ở mức độ cao chính là việc các cộng đồng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức (bao gồm cả tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức đoàn thể...) mở rộng cửa, tiếp nhận người mãn hạn tù vào học tập, học nghề, làm việc, sinh hoạt như những thành viên bình thường khác hoặc xác lập với họ các quan hệ giao dịch làm ăn một cách ngay thẳng, tin cậy.
Các giai đoạn tái hoà nhập
Quá trình THNCĐ có thể được phân chia thành hai giai đoạn cơ bản: - Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập của người đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam. ở giai đoạn này họ được giáo dục về văn hóa, pháp luật, giáo dục về đạo đức, tư tưởng cũng như rèn luyện ý thức lao động đúng đắn đồng thời được chuẩn bị những kỹ năng nghề nghiệp nhất định phù hợp với trình độ, năng lực của họ trong phạm vi điều kiện thực tế của trại giam. Đây là sự chuẩn bị cần thiết cho sự thích ứng của đối tượng với môi trường bên ngoài. Trong giai đoạn này, ngoài người chấp hành hình phạt, chủ thể thứ hai trực tiếp là các cơ quan, cán bộ quản lý trại giam, các giáo viên và cán bộ quản lý trường giáo dưỡng; chủ thể gián tiếp là các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho việc cải tạo, giam giữ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; là gia đình, bạn bè trong việc duy trì mối liên hệ tình cảm, tinh thần với người bị cách ly khỏi xã hội. Trong giai đoạn người phạm tội đang chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ, cải tạo, các cơ quan nh àn ư ớc giữ vai trò chủ yếu nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho phạm nhân sau khi ra khỏi trại giam nhanh chóng tái hòa nhập trở lại với cộng đồng, ví dụ như tổ chức dạy nghề, dạy học văn hóa, giáo dục pháp luật trong cơ sở giam giữ, cải tạo, thực hiện việc xét giảm án và đặc xá đối với những người đã có tiến bộ trong quá trình cải tạo, tạo điều kiện để phạm nhân định kỳ gặp gỡ gia đình cũng như duy trì sự phối hợp giữa gia đình với cơ sở giam giữ, cải tạo để gia đình thật sự là cầu nối phạm nhân với đời sống xã hội, là sự động viên, khuyến khích tinh thần, tình cảm hướng thiện của phạm nhân. - Giai đoạn ng ư ời đã chấp h ành xong hình phạt, tái ho ànhập cộng đồng. Giai đoạn này có thể chia nhỏ hơn thành một số bước: Tái ho ànhập gia đình: Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất mà phần lớn đối tượng được hòa nhập sau khi trở về với cuộc sống cộng đồng. Kết quả của giai đoạn này là việc người thân (cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con cái...) chấp nhận họ trở lại là một thành viên bình thường của gia đình, quan tâm đùm bọc họ, giúp họ cân bằng lại đời sống tình cảm và tạo nên một chỗ dựa tinh thần cho họ. Có thể nói gia đình giống như bến bờ mà người phạm tội luôn hướng về trong cơn bão tố cuộc đời họ. Tái ho ànhập v ào cộng đồng dân c ư tại địa bàn mà đối tượng trở lại sinh sống. Đây là giai đoạn tái lập lại các mối quan hệ xã hội ngoài gia đình mà trước tiên là quan hệ với hàng xóm, láng giềng, với bạn bè thân quen, với chính quyền cơ sở và các tổ chức xã hội, đoàn thể. Để tái lập được các quan hệ thân thiện, tin cậy, trước tiên người mãn hạn tù phải tự thích nghi và điều chỉnh hành vi, ứng xử trong khi họ sử dụng các quyền tự do cũng như thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của người trở về sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật và với các chuẩn mực đạo đức được thừa nhận chung. Kết quả của quá trình này là sự tiếp nhận của cộng đồng dân cư và sự ghi nhận của đoàn thể xã hội, của chính quyền địa phương, của những người xung quanh với sự trở về của họ. Tại giai đoạn này, sự nỗ lực đơn phương của người trở về không thể đem lại kết quả mong đợi mà đòi hỏi phải có sự gặp gỡ đầy trách nhiệm và nhân văn của cả hai phía- người trở về và của cả cộng đồng. Cuối cùng l àthời kỳ khẳng định vị trí của ng ư ời mãn hạn tù trong xã hội v àổn định đời sống: đây là giai đoạn khó khăn, lâu dài, thể hiện sự nỗ lực thật sự làm lại cuộc đời của những người mãn hạn tù, từng bước hoàn thiện nhân cách, năng lực và trách nhiệm trong lao động để tự nuôi sống bản thân và đóng góp với gia đình, xã hội. Khi đó, những đóng góp của họ tác động tích cực đến sự phát triển chung của cộng đồng.
Trong giai đoạn này, các cơ quan nhà nước (chính quyền cơ sở, toà án..) vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức triển khai các biện pháp quản lý và hỗ trợ họ THNCĐ. Tuy nhiên, những thiết chế xã hội như các đoàn thể, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, dòng họ, gia đình là những chủ thể có vai trò quyết định việc thực hiện các biện pháp giám sát, giáo dục, cảm hóa và giúp đỡ người mãn hạn tù nhằm đưa họ trở lại với cuộc sống bình thường của cộng đồng. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngoài những lực lượng chuyên trách được trả lương chiếm số lượng không nhiều, còn duy trì một lực lượng rất lớn các nhân viên tình nguyện thực hiện công tác tái hòa nhập, mà Nhật Bản là một quốc gia điển hình. Những nhân viên tình nguyện này "truyền bá tới từng cá nhân v àcả cộng đồng những triết lý tốt đẹp của việc tái hòa nhập v àkhuyến khích sự hợp tác trong cộng đồng" . Để giải quyết 1 vấn đề việc làm, nhiều Chính phủ đã có những giải pháp cụ thể nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia vào chương trình dạy nghề, lập nghiệp cho những người mãn hạn tù, phát huy các nguồn lực của doanh nghiệp vào hoạt động mang tính xã hội- chính trị sâu sắc này. Giữa giai đoạn chuẩn bị về tư tưởng, lao động hướng nghiệp, giáo dục văn hoá và pháp luật cho phạm nhân trong các cơ sở giam giữ và giai đoạn THNCĐ sau thời gian cải tạo, giam giữ có mối quan hệ mật thiết. Hoạt động và kết quả thành công của giai đoạn trước là tiền đề quan trọng cho giai đoạn sau và ngược lại, việc thực 
 

Thống kê truy cập

33938421

Tổng truy cập