Hoàn thiện chính sách tiền tệ

01/02/2005

Nguyễn Xuân Kinh, Nguyên chuyên viên Ngân hàng Nhà n

ớc

1.      Xác định những nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ
Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Xem báo cáo tiền tệ của Ngân hàng trung ương năm 1997 trong mục kiểm điểm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, chúng ta có thể thấy, mục tiêu chính sách tiền tệ được xác định là: ư Tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán,Tốc độ tăng tổng dư nợ,Tốc độ tăng nguồn vốn huy động, Chất lượng tín dụng. Đến báo cáo năm 2002, mục tiêu lại được hiểu là: ổn định giá trị đồng tiền, Kiểm soát mức lạm phát, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát mức lạm phát, có thể hiểu theo nhiều cách. Như thời kỳ thiểu phát 1999-2001, có thể được hiểu là kiểm soát được mức lạm phát “ tốt nhất ”, nếu theo trường phái tiền tệ muốn giữ không có lạm phát (chỉ số giá cả bằng hay gần bằng không). Tiến bộ cực kỳ lớn của tiền tệ thế giới là việc xoá bỏ khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1993 nhờ tư tưởng dùng lạm phát để chống suy thoái và khủng hoảng kinh tế của John Maynard Keynes, sau khi cuốn sách “ Lý thuyết tổng quát về lãi suất, việc làm và tiền tệ” của ông ra đời năm 1936. Đáng tiếc, nhiều nhà kinh tế học đã hạ bệ Keynes thập niên 1970 với những lý thuyết còn đầy rẫy nghi vấn  khoa học như suy luận ra hiện tượng “ lạm – suy” (vừa lạm phát, vừa suy thoái, stagflation) để nói rằng đã chấm dứt luận điểm của Keynes: “ có lạm phát là hết suy thoái”. Lạm suy xảy ra là do sai lầm của thuyết “ lạm phát giá cả”. Theo đó , “ Lạm phát nảy sinh khi giá cả chung tăng lên”. (Xem hộp 2) Thật tiếc là trong phát biểu về cơn sốt giá 2004, một số tác giả bài báo đã dựa vào trường phái tiền tệ này để đồng nhất lạm phát với tăng chỉ số giá . 1 Thời kỳ thiểu phát 1999 ư 2001 có thể được viện dẫn để nói rằng đã ổn định giá trị đồng tiền ở mức cao nhất vì tiền giấy không mất giá mà lại còn lên giá 0,6% năm 2000. Cho nên, coi ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu của chính sách tiền tệ sẽ dẫn đến tình trạng đặt chính sách tiền tệ cao hơn các mục tiêu kinh tế như hy sinh mức tăng trưởng cho một kết quả hão nâng cao giá trị đồng tiền giấy. Nội dung điều hành tỷ giá Hiện nay, nội dung này chưa có mục tiêu, chính sách rõ ràng. Vì vậy, việc cầm lái tỷ giá đã nhẩy từ vụ phá giá tiền tệ bị động năm 1991 tới 207%, sang lên giá tiền ta tới 23% với tỷ giá cố định không vượt quá 11.000đ trong lúc tỷ giá thực là 13.600đ từ năm 1993 tới năm 1996. Muốn lên giá tiền ta như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã phải bỏ ra 272 triệu USD, riêng tại TP Hồ Chí Minh trong nửa năm đầu năm 1993, tại thị trường ngoại tệ tổ chức ba phiên một tuần. Tình trạng lên giá tiền ta đã kích thích nhập siêu tăng vùn vụt và giảm nhanh chóng khi khắc phục được nguy cơ lên giá tiền ta tháng 10/1996 như biểu đồ sau đây: Năm nay lại là năm phá giá tiền ta 15% (có bài báo đã tính toán tới 23%) . Tỷ giá là 2 lĩnh vực nhạy cảm và nguy hiểm nhất vì các nước bị khủng hoảng tiền tệ năm 1997 – 1998 đều đã lên giá nội tệ và bị đầu cơ tiền tệ lợi dụng tình trạng này để phá thị trường tiền tệ. (Xem hộp 3)  Vì vậy, chính sách tỷ giá phải do Quốc hội lập, không để ngân hàng trung ương tuỳ ý lên giá hay phá giá tiền tệ như thời kỳ vừa qua. Khi ngân hàng trung ương lên giá VNĐ là đã không phục tùng chính sách ưu tiên cho xuất khẩu của nhà nước. Ngược lại, bây giờ phá giá quá cao làm tăng nguyên, nhiên liệu nhập khẩu thêm 15% (hay 23%) gây ra cơn sốt giá nguyên, nhiên liệu nhập khẩu. Vì vậy, theo tôi, cần xác định chính sách tỷ giá phải khuyến khích xuất khẩu nhưng cố tránh thiệt hại lớn cho sản xuất đang lệ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.
2. Từ ngữ trong nội dung chính sách tiền tệ
Cụm từ điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng
Có người hiểu từ thận trọng theo hướng kiểm soát mức lạm phát càng thấp càng tốt nên đã xảy ra thiểu phát thời kỳ 1999 – 2001. Mức lạm phát Quốc hội giao 5% là phải đạt được. Mức lạm phát 4% được cho là hợp lý phải chăng đã đi theo trường phái muốn cho lạm phát gần số 0? Vấn đề là do không khảo sát thực tế, các nước theo trường phái này luôn luôn có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp, bị suy thoái chu kỳ trái hẳn với những nước đang phát triển dùng lạm phát sát tỷ lệ tăng trưởng trong thực tế tăng gấp 3 – 4 lần tổng GDP trong 20 năm như Trung Quốc và ấ n Độ. Trung Quốc có sai lầm nhưng không phải vì sử dụng lạm phát ở mức bình quân 10,98%/năm mà là ở cơ cấu phân bổ vốn theo vùng kinh tế và sa vào những công trình quá lớn gây cạn kiệt vùng hạ lưu các con sông lớn. Tư duy mới về lạm phát là sử dụng công cụ tiền tệ sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế, nghĩa là tạo nhiều vốn qua phát hành tiền mà thiệt hại về tăng giá là thấp nhất. Theo hướng này, nhiều nước cho rằng mức lạm phát tối ưu là xấp xỉ mức tăng trưởng kinh tế, vì rằng, mức sống và thu nhập của dân tăng tương tự mức tăng GDP, nhiều khi còn cao hơn do những thu nhập như giá nhà đất tăng khiến người có sở hữu nhà đất có thu nhập rất lớn từ nhà đất. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt Từ “ linh hoạt ” cũng có thể hiểu là tuỳ tình hình thị trường mà có thể thay đổi mức tăng phương tiện thanh toán, như năm 1999ư 2001 giảm chỉ bằng trên 70% của các năm  khác góp phần xứng đáng vào việc đưa GDP tăng cao tới 8% ư 9%. Về tỷ giá “ linh hoạt” có thể hiểu là tuỳ tình hình xuất nhập khẩu mà lên giá hay phá giá có thể tuỳ ý định mức phá giá, không cần xét tới ảnh hưởng làm tăng mức lạm phát. Khi bảo vệ quan điểm riêng thích lên giá tiền ta, thời kỳ 1993 – 1996, nhiều chuyên gia cho rằng phá giá gây lạm phát để từ chối khắc phục nguy cơ lên giá tiền ta, mãi tới tháng 10/1996 mới có chủ trương nhích giá USD lên. Bây giờ lại bỏ qua việc phá giá quá cao góp phần làm nặng thêm chỉ số giá cả mà không cân nhắc giải pháp hạ bớt giá USD ngăn cơn sốt giá về nguyên, nhiên liệu nhập khẩu. Nội dung chính sách tiền tệ không những phải điều hành tiền tệ có lợi cho tăng trưởng kinh tế, cho xuất khẩu mà còn điều chỉnh mức tăng phương tiện thanh toán theo tín hiệu thị trường trong nước và trên thế giới. Ví dụ, thế giới xuất hiện cung nhỏ hơn cầu về dầu lửa làm tăng giá dầu, ta phải dự đoán những khả năng ảnh hưởng tới nước ta để điều chỉnh kịp thời tỷ giá không làm tăng cơn sốt giá dầu vì phải nhập vào cao thêm 15% (hay 23%)./. 
 

Thống kê truy cập

33940133

Tổng truy cập