Xây dựng xã hội học tập từ phương diện pháp lý

01/03/2005

Hoàng Thị Kim Quế, PGS, TS. Khoa Luật

Đại học quốc gia Hà Nội

Xã hội học tập ư nhận thức và vận hành
 Ngày nay, nhận thức về sự học cũng đã có nhiều thay đổi. Kế thừa truyền thống văn hóa hiếu học, tôn trọng người hiền tài; tôn sư trọng đạo... học tập thường xuyên, học ở mọi nơi, mọi lúc, không chỉ ở các nhà trường, không chỉ “quy ra” văn bằng, chứng chỉ... mà là ở hệ thống các tri thức mang lại cho con người được lĩnh hội, bổ sung trong suốt cuộc đời. Không một dân tộc nào đứng vững ở vị trí tiên tiến mà thiếu sự học tập tích cực của các công dân. Sự phồn vinh của các quốc gia ở thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc vào khả năng học tập của dân chúng . Làn sóng cách mạng thứ ba 1 ư cách mạng thông tin ư chuyển xã hội loài người sang “xã hội học tập”, tức là xã hội dựa vào việc học tập mà tồn tại và phát triển, xã hội của nền văn hóa, văn minh “hậu công nghiệp” ư xã hội trí tuệ, nơi trí tuệ có vị trí cao hơn mọi thời đại trước đây. Chính vì vậy, yếu tố con người và sự phát triển con người bền vững như là một yếu tố đóng vai trò trung tâm của sự phát triển.  Hành lang pháp lý về giáo dục và đào tạo Hệ thống pháp luật về giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) nước ta trong thời kỳ đổi mới có nhiều ưu điểm, tạo lập cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của các loại hình GD & ĐT, bước đầu khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật về GD & ĐT thời kỳ quản lý tập trung bao cấp trước đây. Hệ thống pháp luật về GD & ĐT bước đầu đã thể hiện được những yếu tố dân chủ, pháp quyền, kinh tế thị trường; tiên tiến, hiện đại và dân tộc. Phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật bao quát toàn diện các loại quan hệ xã hội hình thành trong tổ chức, hoạt động GD & ĐT: Các nguyên tắc, phương hướng phát triển; quy chế tuyển sinh, tốt nghiệp; quy chế học tập, kiểm tra, đánh giá; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về GD & ĐT... Sự đa dạng còn được thể hiện ở phương thức GD & ĐT: Chính quy và phi chính quy. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển 
Đổi mới GD & ĐT đặt ra hàng loạt vấn đề cần phải xem xét, sửa đổi, bổ sung. Nên bắt đầu từ đâu? Lâu nay, dư luận xã hội mới có điều kiện quan tâm, bình luận về vấn đề tuyển sinh đại học và tốt nghiệp phổ thông. Đây đúng là hai lĩnh vực rất bức xúc. Tuy nhiên, còn thiếu sự trao đổi về quá trình học tập của sinh viên, các chính sách, chế độ, quyền, nghĩa vụ của người dạy, cán bộ quản lý... Hiện tại còn thiếu các quy định pháp luật về cơ chế quản lý hiệu quả để giảm thiểu sai sót trong GD & ĐT, thiếu các biện pháp khắc phục sai sót mang tính nhân văn, theo hướng bảo vệ, khôi phục, bồi thường quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực này. Cho dù là lỗi vô ý, lỗi kỹ thuật thì cũng nên coi đây là một dạng “bồi thường oan sai” trong hoạt động GD & ĐT theo yêu cầu, bản sắc của một xã hội pháp quyền: tất cả vì lợi ích chính đáng của con người.
Xã hội học tập ư giáo dục pháp luật và đào tạo luật học
 Trên đây đã đề cập đến một hành lang pháp lý cho một xã hội học tập. Phương diện pháp lý thứ hai của một “xã hội học tập” đó chính là việc trang bị, lĩnh hội, xây dựng hệ thống các tri thức pháp lý. Hệ thống các tri thức pháp lý ư một bộ phận cấu thành cơ bản trong hệ thống các tri thức mở về xã hội ư nhân văn, kỹ thuật, công nghệ đa dạng, bao gồm các kiến thức khoa học về pháp luật; các thông tin pháp luật, các kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp tư duy, vận dụng pháp luật trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, tất cả những tri thức pháp lý này ngày càng trở nên quen thuộc, cần thiết như “một phần thiết yếu của cuộc sống” của mỗi một cá nhân. Học tập các tri thức pháp lý được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ở mọi nơi, mọi lúc chứ không chỉ dừng lại ở trường, lớp, các viện nghiên cứu. Hàng ngày, các thông tin, kiến thức pháp luật đi vào cuộc sống thông qua qua hệ thống sách, báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, dưới các hình thức truyền tải ngày càng sinh động, hấp dẫn, thiết thực. Điều này phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại trong nền kinh tế tri thức, học tập dịch chuyển dần ra ngoài các trường, lớp học chính quy. Thời gian qua, GD & ĐT luật học đạt nhiều thành tựu. Chúng ta đã đi lên từ một xuất phát điểm thấp và với một thời gian quá ngắn so với các quốc gia có bề dày truyền thống về GD & ĐT luật học. Phía trước của sự nghiệp GD & ĐT luật học nói chung, giáo dục, phổ biến pháp luật nói riêng còn rất nhiều việc phải làm. Nhưng, có lẽ thông điệp lớn nhất, cốt lõi nhất trên mặt trận này là cần hướng tới mở rộng quy mô, loại hình, phương thức tổ chức để đưa các tri thức pháp luật vào cuộc sống một cách có định hướng, có địa chỉ, phù hợp với các đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động xã hội. Có như vậy, các tri thức pháp luật mới có ý nghĩa thực tế. Sự thiếu và sự thừa, sự quá tải và không phù hợp đều là có hại, nguy hiểm như nhau. Hơn nữa, trong lĩnh vực thực thi pháp luật, sự biết với sự làm nhiều khi không đi đôi với nhau, rất nhiều vi phạm pháp luật lại rơi vào những cá nhân hiểu rõ luật pháp. Không có nền giáo dục nào có thể có hiệu quả nếu không giải quyết đúng mối quan hệ giữa biết và làm . 2 Để việc giáo dục, phổ biến pháp luật có hiệu quả cần phải kết hợp với giáo dục đạo đức và kiểm soát, xử lý những hành vi trái đạo đức, vô trách nhiệm với danh dự, sức khỏe, tính mạng của con người. Cứ nói ngay như những vi phạm về trật tự an toàn giao thông, gây ra những tai nạn thương vong ngay trong thời bình, phần lớn không phải là do không biết luật lệ giao thông. Vì vậy, qua ví dụ này có thể nói rằng việc “biết” luật là rất cần thiết song hoàn toàn chưa đủ để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những tai nạn đau lòng như hiện nay. Đúng là cần phải có những “giải pháp đồng bộ” song theo dư luận xã hội, các biện pháp xử lý vi phạm cần nghiêm khắc hơn, cần có cơ chế quản lý nghiêm ngặt, thường xuyên của các lực lượng chuyên trách, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, sự lên án, giám sát hàng ngày của dư luận xã hội, sự kêu gọi từ lương tâm, trách nhiệm đối với những người tham gia giao thông... Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã nêu ra bốn mục tiêu ư nguyên lý của nền giáo dục nhân loại: học để biết, học để làm, học để chung sống; học để làm người, để tự khẳng định mình . 3 Cần phải khẩn trương nhưng thận trọng đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập trong các nhà trường. Chức năng của nhà trường không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao tri thức mà còn là (và là chủ yếu) đào tạo con người biết sử dụng tri thức vào cuộc sống. Luật học là khoa học và cũng là nghệ thuật. Luật học nghiên cứu những phương diện pháp lý của các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, y học và các lĩnh vực khác... chứ không chỉ dừng lại ở việc giải thích bản thân các điều luật. Việc giảng dạy luật học cũng không đơn thuần là liệt kê, phân tích bản thân các điều luật, mà cần hướng dẫn người học mở rộng kiến thức, hiểu rõ giá trị của các quy tắc pháp luật, năng lực tư duy và kỹ năng ứng dụng vào thực tiễn. Nội dung  giảng dạy không tách biệt đơn thuần lý thuyết với thực tiễn mà là sự kết hợp chúng một cách hài hoà. Việc phân định các chuyên ngành đào tạo luật học cũng cần được đổi mới theo hướng vừa mở rộng, vừa chuyên sâu, GD & ĐT tạo con người không chỉ biết một nghề như trước kia mà là có thể chuyển đổi thành nhiều nghề thích hợp với xu thế phát triển của xã hội. Bên cạnh các mã ngành đào tạo truyền thống, cần nhanh chóng mở thêm các mã ngành đào tạo mới mang tính liên ngành cao. Chẳng hạn, các chuyên ngành, mã ngành đào tạo luật học như: Luật Tài nguyên ư môi trường; luật học và xã hội học; luật học, sử học và văn hoá học; luật và quản lý đô thị, luật và phát triển nông thôn; luật và khoa học ư công nghệ... Xã hội càng hiện đại, phát triển thì nhu cầu của con người về công bằng, công lý, tự do, dân chủ; hưởng thụ về tinh thần, vật chất, đặc biệt về y tế, đạo đức và luật pháp càng gia tăng. Trong cơ cấu đào tạo luật cả ở bậc đại học và sau đại học nên có đào tạo luật học chung, luật học chuyên ngành và luật học liên ngành. Mục tiêu, yêu cầu đổi mới hoạt động dạy và học hiện nay là cả vấn đề lớn, song tựu trung lại phải thường xuyên xác định bốn điểm cơ bản sau đây như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã căn dặn: dạy ai, dạy cái gì, dạy như thế nào; dạy để làm gì ./.  
 
 

Thống kê truy cập

33940022

Tổng truy cập