Thoả thuận về lãi suất giữa các ngân hàng và pháp luật cạnh tranh

01/02/2005

Nguyễn Thanh Tú, Th.S, Khoa Luật Th

ơng mại, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Đặt vấn đề
Đầu tháng 7 năm 2004, dưới sự chủ trì của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm khoảng 70% thị phần huy động vốn ở Việt Nam, đã họp bàn và đi đến thỏa thuận về trần lãi suất huy động đồng Việt Nam (VNĐ) (Xem hộp 1). Có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân hàng. Có  ý kiến cho rằng thỏa thuận như vậy giữa các ngân hàng là gây thiệt hại cho người gửi tiền. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng thỏa thuận đó nhằm ổn định lãi suất cho vay, giúp giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp vay vốn, nhằm thúc đẩy đầu tư và góp phần đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước… Tuy nhiên, đây chỉ là những ý kiến dưới góc độ kinh tế, chính trị. Dưới góc độ pháp lý, thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân hàng như vậy thực chất là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá giữa các đối thủ cạnh tranh ư thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang . Khi Luật Cạnh tranh chưa có hiệu 1 lực , thỏa thuận như vậy có vi phạm các quy 2 định pháp luật Việt Nam hiện hành hay không? Nếu thỏa thuận này tồn tại vào thời điểm Luật Cạnh tranh có hiệu lực thì nó được xem xét dưới góc độ pháp luật cạnh tranh như thế nào? ở Liên minh châu Âu (EU), Mỹ cũng như nhiều nước có pháp luật về cạnh tranh hình thành sớm, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân hàng nói riêng cũng đã nhận được sự xem xét, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, và đã có nhiều quyết định hành chính cũng như các án lệ của tòa án trong lĩnh vực này. Do đó, nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật cạnh tranh đối với các thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân hàng của các nước trên thế giới là hết sức cần thiết, qua đó có thể vận dụng vào trường hợp cụ thể trong bối cảnh của Việt Nam.
Trường hợp châu Âu
Điều 85 và 86 Hiệp ước Rome năm 1957 về thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC Treaty), nay là Điều 81 và 82 Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (TEC), là cơ sở pháp lý đưa ra các nguyên tắc cơ bản hình thành nên pháp luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, mãi đến năm 1973,  Uỷ ban châu Âu mới cho rằng hai điều luật này và các nghị định hướng dẫn thi hành chúng về nguyên tắc có thể áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Quan điểm này được chính Uỷ ban châu Âu khẳng định lại vào năm 1979. Nhưng Uỷ ban châu Âu luôn nhấn mạnh rằng việc áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh cần phải tính đến các đặc điểm đặc thù của từng lĩnh vực cụ thể, và trong lĩnh vực ngân hàng, cần phải xem xét những khía cạnh riêng của ngành ngân hàng bởi “ngành này có sự can thiệp từ các chính sách tài chínhưtiền tệ của chính phủ, có sự giám sát của ngân hàng trung ương, sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước và các hạn chế về quản lý ngoại hối” . 3 Bên cạnh đó, trong suốt thời gian này, Uỷ ban châu Âu cũng xem xét rằng các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng vi phạm Điều 81(1) TEC có được miễn trừ theo Điều 81(3) do lợi ích mà chúng đem lại lớn hơn thiệt hại mà chúng gây ra, hoặc theo Điều 86(2) TEC do lĩnh vực ngân hàng là hoạt động dịch vụ vì lợi ích kinh tế chung hay không. Điều đó có nghĩa là phải xác định hoạt động ngân hàng do đặc thù riêng biệt của nó có thể được Hội đồng bộ trưởng châu Âu (Council) quyết định nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Điều 81 và 82 theo quy định của Điều 83(2)(c) TEC hay không. Tuy nhiên, mọi vấn đề chỉ được rõ ràng khi Tòa án Tư pháp Châu Âu (ECJ) đưa ra phán quyết trong án lệ Zuchner . Theo đó, ECJ đã khẳng định pháp 4 luật cạnh tranh vẫn được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng . 5 Trước khi có án lệ Zuchner , Uỷ ban châu Âu khi xem xét thỏa thuận về lãi suất của Hiệp hội Ngân hàng Bỉ đã cho rằng: “Các thỏa thuận giữa các ngân hàng về lãi suất có thể được xem là công cụ của chính sách tiền tệ của các quốc gia thành viên bởi vì chúng được hình thành trên cơ sở đề xuất của cơ quan nhà nước và được chấp thuận bởi các cơ quan này” . Nhưng quan điểm của Uỷ ban 6 châu Âu đã thay đổi sau khi có án lệ này. Trong bài phát biểu của mình vào tháng 1 1/1981, Uỷ viên phụ trách cạnh tranh của Uỷ ban châu Âu, ông Andriessen, khẳng định: “Quan điểm của Uỷ ban châu Âu là lãi suất không thể được điều chỉnh bằng các thỏa thuận giữa các ngân hàng cho dù các thỏa thuận này được chấp thuận, cho phép hay khuyến khích bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ. Lãi suất phải được từng ngân hàng riêng lẻ quyết định trên cơ sở cạnh tranh tự do giữa các ngân hàng, hoặc được quy định một cách trực tiếp bởi các cơ quan quản lý nhà nước nếu họ lựa chọn hình thức này” . 7 Theo quan điểm mới đó, nếu để cho các ngân hàng thỏa thuận với nhau về lãi suất thì  sẽ xuất hiện mức trần lãi suất đối với hoạt động huy động vốn và mức sàn lãi suất đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng. Thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh như vậy sẽ hạn chế vấn đề cạnh tranh về giá (lãi suất) giữa các ngân hàng, làm cho sự khác biệt trong lãi suất huy động vốn hay lãi suất cho vay của các ngân hàng là rất ít, và thực chất tạo nên sự ấn định về lãi suất, hình thành cácưten (cartel) về giá, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, do đó vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nhưng ngược lại, nếu cơ quan quản lý nhà nước muốn quản lý về lãi suất nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, tài chính, kinh tế của nhà nước thì thường sẽ công bố biên độ (khoảng) dao động về lãi suất huy động và cho vay, hoặc chỉ công bố mức sàn đối với lãi suất huy động và mức trần đối với lãi suất cho vay. Như vậy, các ngân hàng vẫn có thể cạnh tranh với nhau trong vấn đề lãi suất, đem lại lợi ích cho khách hàng và hiệu quả cho nền kinh tế. Sau khi có quan điểm mới của Uỷ ban châu Âu về các thỏa thuận hợp tác giữa các ngân hàng nói chung và thỏa thuận về lãi suất nói riêng, các Hiệp hội (hay Uỷ ban) ngân hàng của Italia, Ireland, Bỉ, Đức đã thông báo cho Uỷ ban châu Âu về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Và các hiệp hội ngân hàng này đã tự chấm dứt các thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân hàng trước khi có quyết định chính thức của Uỷ ban châu Âu về vấn đề này . 8 Không chỉ dừng lại ở thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các ngân hàng như trong án lệ Zuchner , trong án lệ Van Eycke , Tòa án 9 Tư pháp châu Âu cho rằng việc pháp luật của quốc gia thành viên quy định về mức trần lãi suất mà các định chế tài chính phải trả cho các khoản tiền gửi tiết kiệm 10 là không phù hợp với nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu, vi phạm (một cách gián tiếp) Điều 81 của Hiệp ước. Và Uỷ ban châu Âu vào tháng 11/1989 một lần nữa đã khẳng định sự tồn tại của các thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân hàng trong phạm vi quốc gia là trái với mục tiêu xây dựng một thị trường chung thống nhất. Do đó, các thỏa thuận này phải bị vô hiệu hay hủy bỏ. Tuy nhiên, việc Uỷ ban châu Âu áp dụng pháp luật cạnh tranh châu Âu, cụ thể là Điều 81 TEC, không hạn chế quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Việc sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ không vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không  khuyến khích việc hình thành các cácưten bất hợp pháp hay củng cố ảnh hưởng của những cácưten này . Đến năm 1992, Uỷ ban Châu 11 Âu đã thông báo rằng: “tất cả các định chế ngân hàng đã xác nhận rằng không có sự tồn tại của thỏa thuận hay khuyến nghị về vấn đề lãi suất”. Vào ngày 11/6/2002, Uỷ ban châu Âu đã quyết định phạt 8 ngân hàng của á o với số tiền phạt lên tới 124,26 triệu Euro vì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm giữa các ngân hàng đó, đặc biệt là các thỏa thuận về lãi suất vi phạm Điều 81 TEC 12 . Các ngân hàng trên đã hình thành một hệ thống liên kết chặt chẽ trong các lĩnh vực của hoạt động ngân hàng. Hàng tháng, lãnh đạo cao cấp của các ngân hàng này đều gặp nhau (gọi là Lombard Club). Bên cạnh đó, họ còn lập ra nhiều Uỷ ban do các chuyên gia phụ trách như Uỷ ban về lãi suất cho vay, Uỷ ban về lãi suất tiền gửi… Từ ngày 01/1/1995 đến ngày 24/6/1998, các ngân hàng này đã tiến hành nhiều cuộc họp, trung bình bốn ngày một lần, để thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan như cắt giảm lãi suất huy động hay trần lãi suất huy động, và lãi suất cho vay tối thiểu hay cam kết không giảm lãi suất cho vay… 13 . Nếu một ngân hàng nào thay đổi lãi suất mà không báo trước sẽ bị các đối thủ cạnh tranh chỉ trích và có thể bị trục xuất ra khỏi hệ thống. Theo Uỷ ban châu Âu, các thỏa thuận như vậy là hạn chế và bóp méo cạnh tranh, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng trên cơ sở chí phí của khách hàng, vi phạm quy định của Điều 81 TEC và không thể được miễn trừ . 14
Trường hợp ở Việt Nam
 Trước khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định:   “Các tổ chức hoạt động ngân hàng được hợp tác và cạnh tranh hợp pháp” và “Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và lợi ích hợp pháp của các bên”. Khoản 3, Điều 16 của Luật có liệt kê 4 nhóm hành vi cạnh tranh bất hợp pháp nhưng thực chất chỉ là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chứ không đề cập đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Cũng tương tự, hiện nay, chế định pháp luật về cạnh tranh trong Luật Thương mại năm 1997 (Điều 8) nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và một số hành vi khác được liệt kê cụ thể mà chủ yếu là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, Luật Cạnh tranh điều chỉnh 2 nhóm hành vi riêng biệt là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh  không lành mạnh; hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm: (i) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền, và (iii) tập trung kinh tế. Tuy đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh nhưng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân hàng hoàn toàn khác về bản chất so với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì vậy, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (unfair competition) không được xem là bộ phận của pháp luật cạnh tranh (competititon/antitrust law) ở nhiều quốc gia, đặc biệt là EU và Mỹ 15 . Do đó, trước khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực, thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân hàng là không vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về cạnh tranh. Có ý kiến cho rằng, thỏa thuận về trần lãi suất huy động gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cụ thể ở đây là người gửi tiền đặc biệt trong xu hướng chỉ số giá tiêu dùng (lạm phát) đang gia tăng như hiện nay. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Điều 9 Luật Thương mại năm 1997, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999) chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp (thương nhân) với người tiêu dùng. Trong trường hợp thỏa thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hạn chế cạnh tranh, cụ thể ở đây là thỏa thuận về trần lãi suất giữa 5 ngân hàng thương mại nhà nước hay thỏa thuận về giảm lãi suất giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước, có ảnh hưởng xấu đến lợi ích của người tiêu dùng thì thỏa thuận đó chỉ có thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh mà thôi. Không những thế, người gửi tiền cũng còn có thể có nhiều cách lựa chọn khác bằng cách chuyển sang các hình thức đầu tư khác như gửi bằng đô la Mỹ . 16 Bên cạnh đó, thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại nhà nước cũng nhằm bình ổn lãi suất, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, qua đó góp phần thực hiện tăng trưởng tốc độ phát triển kinh tế. Như vậy, có thể khẳng định rằng thỏa thuận về lãi suất giữa năm ngân hàng thương mại nhà nước dưới sự chủ trì của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong tháng 7/2004, hay thỏa thuận giảm lãi suất huy động VNĐ giữa các ngân hàng vào ngày 22/12/2004 là không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Sau khi Luật canh tranh có hiệu lực Tuy nhiên, nếu những thỏa thuận đó vẫn tồn tại khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 01/7/2005, kết luận này sẽ không còn đúng. Việc 5 ngân hàng thương mại nhà nước thỏa thuận về mức trần lãi suất tiền gửi như vậy là thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm ấn định giá dịch vụ huy động vốn VNĐ một cách gián tiếp, thậm chí có thể nói là trực  tiếp. Vì, trong khi Ngân hàng Nhà nước đang có chủ trương thắt chặt tín dụng, chỉ số giá tiêu dùng (lạm phát) của Việt Nam trong giai đoạn này đang ở mức cao thì không một ngân hàng nào trong số năm ngân hàng này có thể đưa ra mức lãi suất huy động thấp hơn lãi suất trần như đã thỏa thuận. Và thực tế như đã trình bày là tất cả năm ngân hàng đều cùng ấn định một mức lãi suất huy động bằng mức trần theo cam kết đối với kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Điều này khiến cho các ngân hàng đó không thể cạnh tranh với nhau về lãi suất huy động trong khi chúng chiếm đến 70% thị phần huy động vốn. Lập luận cũng tương tự khi các ngân hàng thỏa thuận về sàn lãi suất cho vay và các khách hàng trong trường hợp trên không thể thương lượng với các ngân hàng để đạt được mức lãi suất cho vay thấp hơn mức sàn đó. Và giống như thỏa thuận về lãi suất của năm ngân hàng thương mại nhà nước vào tháng 7/2004, thỏa thuận về giảm lãi suất ngày 22/12/2004 giữa 19 ngân hàng thương mại cổ phần cùng với các ngân hàng thương mại nhà nước về bản chất cũng là một thỏa thuận về giá, ấn định lãi suất huy động VNĐ. Do đó, hai thỏa thuận về lãi suất huy động VNĐ đã đề cập sẽ vi phạm khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh 17 . Mặt khác, do thị trường liên quan trong thỏa thuận này là thị trường huy động vốn, trong đó, riêng năm ngân hàng thương mại nhà nước đã chiếm khoảng 70% thị phần nên thỏa thuận về lãi suất như vậy sẽ bị cấm theo khoản 2, Điều 9 Luật Cạnh tranh 18 . Và thỏa thuận này sẽ không thuộc các trường hợp miễn trừ theo quy định tại Điều 10 vì nó gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cụ thể là người gửi tiền bị thiệt hại do lãi suất huy động vốn thấp đối với thỏa thuận trần lãi suất huy động (hay giảm lãi suất huy động), và người đi vay thiệt hại do lãi suất cho vay của các ngân hàng lại cao trong trường hợp có thỏa thuận về sàn lãi suất cho vay. Nếu cho rằng thỏa thuận về trần lãi suất huy động VNĐ (hay giảm lãi suất huy động VNĐ) nhằm ổn định lãi suất cho vay, giúp giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp vay vốn, nhằm thúc đẩy đầu tư và góp phần đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, qua đó đem lại lợi ích cho công chúng thì điều này cũng chưa đủ để có thể được miễn trừ theo quy định của Điều 10 Luật Cạnh tranh. Theo nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason) của pháp luật cạnh tranh, một thỏa thuận cạnh tranh chỉ có thể được miễn trừ nếu lợi ích mà nó mang lại lớn hơn thiệt hại mà nó gây ra. ở trong thỏa thuận về lãi suất, người chịu thiệt hại cụ thể ở đây là người gửi tiền, còn lợi ích mà thỏa thuận đem lại (nếu có) là cho nền kinh tế nói chung, và lợi ích này cũng rất khó xác định trong khi lợi ích riêng của các ngân hàng tham gia thỏa thuận thì quá rõ ràng.  Bên cạnh đó, nếu cho rằng việc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ trì và các ngân hàng thương mại đi đến thỏa thuận về lãi suất như vậy là thực hiện đúng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước thì điều này không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tếưxã hội 2001ư2010 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước, chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong kinh doanh…” 19 . Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004 vừa qua đã thể hiện tư tưởng chỉ đạo này. Do đó, Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp vào hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng bằng các mệnh lệnh hành chính, và các ngân hàng thương mại nhà nước không thể làm thay nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ 20 . Ngân hàng Nhà nước đã có các công cụ mà Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 21 . Nếu Ngân hàng Nhà nước chủ trương thắt chặt tín dụng qua việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 22 thì không thể bắt buộc các ngân hàng bình ổn lãi suất vì như vậy sẽ vi phạm các quy luật của kinh tế thị trường. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng thì chi phí huy động vốn của các ngân hàng sẽ tăng, dẫn đến lãi suất cho vay phải tăng nhằm bù đắp chi phí đó chứ không thể là không tăng lãi suất cho vay nhưng lại giảm lãi suất huy động vốn trong khi lạm phát đang ở mức cao. Mặt khác, với chủ trương thắt chặt tín dụng, tức là qua đó nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, đồng nghĩa với việc hạn chế cho vay trong nền kinh tế thông qua việc tăng lãi suất cho vay. Không những thế, cũng tương tự như phán quyết của Tòa án Tư pháp châu Âu trong án lệ Van Eycke , nếu Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại bình ổn lãi suất bằng thỏa thuận về lãi suất thì sẽ vi phạm Điều 6 Luật Cạnh tranh, vì đó chính là hành vi của cơ quan quản lý nhà nước gây cản trở cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, hành vi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam qua việc chủ trì để giúp các ngân  hàng thương mại đi đến thỏa thuận về lãi suất và đứng ra giám sát nhằm bảo đảm việc tôn trọng thỏa thuận đó cũng là hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh. Lúc này, Hiệp hội ngân hàng có thể được xem như là một bên trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, mặc dù không trực tiếp thực hiện thỏa thuận, vi phạm khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh như các ngân hàng trong thỏa thuận, và (hoặc) Hiệp hội vi phạm khoản 2 Điều 47: “hạn chế bất hợp lý các hoạt động kinh doanh… của các doanh nghiệp thành viên” 23 .
Một số kiến nghị
Từ việc trình bày pháp luật cạnh tranh châu Âu đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và đối với thỏa thuận về lãi suất nói riêng, cũng như so sánh, phân tích các thỏa thuận về lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian vừa qua, có tính đến bối cảnh Luật Cạnh tranh Việt Nam sắp có hiệu lực thi hành, tôi xin có một số kiến nghị sau đây: Thứ nhất mặc dù hoạt động ngân hàng có những đặc thù riêng biệt cần phải tính đến, nhưng về nguyên tắc hoạt động, ngân hàng cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Điều này đã được thừa nhận trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật cạnh tranh của tòa án cũng như của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh của các quốc gia hay khu vực kinh tế như Mỹ và EU. Do đó, khi Luật Cạnh tranh của Việt Nam có hiệu lực thi hành, mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các ngân hàng, dù đó là thỏa thuận liên quan đến giá như thỏa thuận về lãi suất, về tỷ giá, về phí dịch vụ… hay thỏa thuận không liên quan đến giá 24 đều phải được cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh xem xét. Do đó, không thể vì tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mà cho rằng các ngân hàng chỉ nên tập trung cạnh tranh trong các vấn đề không liên quan đến giá như ở thái độ phục vụ ngân hàng, sản phẩm, công nghệ…; còn trong lĩnh vực giá thì nên có những thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh theo một cơ chế chung dưới sự chủ trì của hiệp hội hoặc cơ quan quản lý nhà nước . Các ngân hàng cần phải 25 tự do cạnh tranh, và tất nhiên do đặc thù riêng của hoạt động ngân hàng, các ngân hàng trong cạnh tranh cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật ngân hàng nhằm đảo bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng. Thứ hai Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước bằng việc yêu cầu các doanh nghiệp này hình thành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bất kể mục đích của yêu  cầu là gì. Bởi yêu cầu hình thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như vậy không chỉ vi phạm pháp luật ngân hàng, vi phạm chủ trương, đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, mà còn vi phạm Luật Cạnh tranh khi Luật này có hiệu lực thi hành. Thứ ba các ngân hàng, cũng như Hiệp hội Ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp, các hiệp hội khác trong nền kinh tế nói chung cần phải cẩn trọng trong việc giao kết và thực thi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang. Nếu những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó bị cấm và không được miễn trừ thì các bên tham gia thỏa thuận không những mất nhiều thời gian, tiền bạc khi thỏa thuận đó bị khởi kiện, điều tra mà còn có thể đối mặt với những khoản tiền phạt tương đối lớn . Do đó, Chính phủ, 26 Bộ Thương mại cần phải khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành và phải nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến Luật Cạnh tranh đến các doanh nghiệp, các hiệp hội trong nền kinh tế. Qua đó, các doanh nghiệp, hiệp hội phải tự xây dựng cho mình một văn hoá cạnh tranh phù hợp với các quy định của pháp luật./.
 

Thống kê truy cập

33940050

Tổng truy cập