Cần loại trừ trường phái “lạm phát giá cả” ra khỏi các giáo trình

01/04/2005

Nguyễn Xuân Kinh, Nguyên chuyên viên Ngân hàng Nhà n

ớc

Cái nhìn chưa đúng về sự tăng của chỉ số giá cả
Năm 2005, ngành ngân hàng sẽ bước sang một giai đoạn đổi mới chính sách tiền tệ cực kỳ quan trọng với mục tiêu dùng tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế khắc phục nguy cơ tụt hậu. Với mức lạm phát xấp xỉ tỷ lệ tăng trưởng GDP mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu trong buổi báo cáo về thực hiện chính sách tiền tệ tại kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khoá XI cuối năm 2004, chắc chắn, sự tăng trưởng kinh tế nước ta sẽ như ấn Độ, Singapo bước vào ngưỡng cửa của mức tăng trưởng GDP hai con số. Nhưng trong bối cảnh các cơn sốt giá cả đầu năm đã kích chỉ số giá cả lên tới 9,5% thì việc thực thi chính sách tiền tệ mới chắc sẽ có khó khăn. Chỉ số giá cả tăng có nhiều nguyên nhân nhưng trong thực tế có nhiều cái nhìn chưa đúng của nhiều người về vấn đề này. Ngay cả một số phóng viên báo chí bị ảnh hưởng của việc đồng hoá “tăng giá” với “lạm phát” của trường phái “ lạm phát giá cả” đã khăng khăng phê phán Ngân hàng Trung ương bất lực không ổn định giá cả trong cuộc họp báo ngày 28/1/2005. Tôi cho rằng, cần loại trừ trường phái “ lạm phát giá cả” ra khỏi tư duy của các phóng viên, chứ nếu cứ nhìn vào chỉ số giá cả 9,5% mà không thấy lạm phát tiền tệ (lạm phát cơ bản) chỉ khoảng 5% mà đòi hỏi phải thắt chặt tiền tệ để hạ mọi giá cả sẽ nguy hiểm. Ai cũng hiểu rằng không thể thắt chặt tiền tệ, bằng cách nâng lãi suất chẳng hạn, là hạ giá xăng dầu tăng từ thị trường thế giới. Nếu các phóng viên đó tự hỏi liệu nâng lãi suất có chấm dứt được cúm gia cầm để hạ giá thực phẩm không? Chắc chắn họ sẽ tỉnh ngộ ra là đã bị trường phái “l ạm phát giá cả ” tẩy não, bằng định nghĩa cứ tăng giá là lạm phát. Cũng không trách số phóng viên này được vì họ có thể được đào tạo ở trường đại học mà cuốn giáo trình giảng môn tiền tệ lại bị ảnh hưởng khá nhiều bởi trường phái “ lạm phát giá cả ”.
Trường phái “ lạm phát giá cả ” trong giáo trình đại học
 Tình cờ, tôi mượn được cuốn sách “ Lý thuyết về tiền tệ và ngân hàng”, NXB Xây dựng, năm 2001 của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và thấy ảnh hưởng của trường phái “ lạm phát giá cả” tới cuốn sách là khá lớn. Tôi lo ngại về tác động xấu của trường phái này đối với việc điều hành tiền tệ quốc gia. Trong mục 2. Lạm phát và ổn định tiền tệ ở trang 40 của giáo trình này, các loại lạm phát đã được viết theo đúng quan điểm của trường phái “ lạm phát giá cả” với các loại lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy. Từ đó, các nguyên nhân của lạm phát được xác định do tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế mất cân bằng nên đẩy mức giá chung lên. Đây là đặc trưng rất dễ nhận biết của trường phái “ lạm phát giá cả ” vì họ định nghĩa: “ lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung” . Định nghĩa trên xuất phát từ quan 1 điểm: “ tiền nào cũng là tiền, tiến giấy hay tiền vàng đều có lạm phát như nhau”. Thừa nhận “lạm phát vàng” là không có cơ sở khoa học vì thực tế không có cái máy in nào in ra được tiền vàng với chi phí rẻ như in tiền giấy. Việc này còn trái với định nghĩa về “tiền thực” (đúc  bằng vàng hay bạc) có “giá trị bản thân” và “tiền dấu hiệu” mà điển hình nhất là tiền giấy không có “giá trị bản thân” của lý luận kinh tế kinh điển. Khi đổi tiền thì tiền cũ chỉ còn là những tờ giấy lộn bởi nó không còn được luật pháp công nhận làm phương tiện lưu thông, thanh toán. Tôi không hiểu tại sao tác giả thuyết “ lạm phát giá cả ” lại quên đi lịch sử tiền tệ của tất cả các nước có tiêu tiền vàng và cho tự do đổi giấy bạc ngân hàng ra tiền vàng. Khi muốn lạm phát (vì chiến tranh chẳng hạn) chính phủ các nước này đều phải huỷ bỏ việc tự do đổi giấy bạc ngân hàng ra tiền vàng và phát hành đồng tiền giấy cưỡng bức lưu hành. Với định nghĩa cứ giá cả chung tăng lên là lạm phát sẽ gây nhầm lẫn ghê gớm trong điều hành giá cả vì sẽ lẫn lộn các loại giá tăng lên do thiên tai, chiến tranh hay khủng hoảng nguyên, nhiên liệu với các loại giá tăng lên do tiền giấy mất giá trong lạm phát. Dùng thắt chặt tiền tệ để mong hạ loại giá cả này sẽ gây phá sản hàng loạt doanh nghiệp. Điều đó chẳng phải chỉ có từ suy luận khoa học mà thực tế đã xảy ra tại nước Mỹ, quê hương của hai tác giả trường phái “ lạm phát giá cả” (xem hộp).
Nhận thức đúng để biên soạn giáo trình
Các nhà kinh tế kinh điển đều dùng khái niệm lạm phát tiền tệ với định nghĩa: “ lạm phát là hiện tượng tiền giấy thừa so với nhu cầu lưu thông hàng hoá và dịch vụ”. Tiền giấy mất giá nên giá cả tăng lên. Keynes và Friedman đã khẳng định: “ lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ”. Như vậy, định nghĩa lạm phát của trường phái “ lạm phát giá cả” trái hẳn với định nghĩa này. Trong cải cách giáo dục, vai trò của giảng viên, nhất là giảng viên đại học rất quan  trọng. Biên soạn giáo trình kinh tế tất phải dựa vào sách kinh tế học của nước ngoài, nhưng cần có tư duy độc lập luôn tự hỏi liệu sách viết như thế có đúng không, nhất là khi có những khác biệt trái ngược nhau trong hai cuốn sách? Chúng ta đừng nên sợ tác giả thuyết “ lạm phát giá cả ” là một tác giả lớn vì Samuelson là nhà kinh tế đầu tiên được giải Nobel. Trong 100 điều đáng được thưởng giải Nobel có vài ba điều còn có nghi vấn khoa học là chuyện bình thường, giảng viên phải đủ tự tin để phê phán những cái sai. Nổi tiếng không phải là một tiêu chuẩn để ta tin một cách mù quáng. Tôi tin rằng, giảng viên đại học nước ta có đủ dũng khí và tài năng để biên soạn những cuốn kinh tế học có tính chính xác cao nhờ sự liên hệ thực tế để kiểm chứng, không lệ thuộc quá vào sách nước ngoài. Việc phê phán sự đồng hoá tăng giá với lạm phát đã được nêu lên trong bài “ Lạm phát giá cả là gì?” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 8ư1991. Từ đó đến nay, không có bài phản biện lại dù người hâm mộ cuốn kinh tế học của Samuelson khá đông (cuốn sách này đã được dịch và xuất bản ở nước ta tới ba lần). Có lẽ, vì bênh vực làm sao được chuyện có “ lạm phát vàng ” và lừa được ai để đổi một tờ tiền giấy lấy một đồng tiền vàng./.
 

Thống kê truy cập

33940082

Tổng truy cập