Phụ nữ: những ưu ái và thiệt thòi - nhìn từ góc độ xã hội, pháp lý

01/09/2003

Hoàng Thị Kim Quế * TS, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội

Suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, vị thế, vai trò của phụ nữ Việt Nam ngày càngđược cải thiện, nâng cao. Hệ thống pháp luật quốc gia với rất nhiều nỗ lực, song vẫn  chưađủ khả năng để hạn chế, khắc phục những khó  khăn,  vất  vả  đời  thường  và  những viphạm, mặc cảm đối với phụ nữ. Bài viết sau đây đặt vấn đề nghiên cứu những ưu thế và những thiệt thòi của người phụ nữ trong bối cảnh hiện nay, mong góp tiếng nói vào hoạchđịnh chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và vì sự tiến bộ của phụ nữ nước ta.
 Vị thế, vai trò phụ nữ trong lịch sử
Vị  thế  người  phụ  nữ  vốn  được  xác  lập trong thời kỳ mẫu hệ. Khi những điều kiện kinh tế thay đổi, vai trò của người đàn ônđược đề cao, chế độ mẫu hệ tan rã. Trong cuộc chiến giành quyền giữa hai giới, đàn ông luôn luôn chiếm ưu thế hơn, họ được chở che bởi hàng rào tập tục, tôn giáo và pháp luật. Qua nhiều thế kỷ phụ nữ hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào đàn ông, là tài sản của người chồng. Tuy nhiên, dường như vầng hào quang của các vị nữ thần thuở xa xưa chưa tắt hẳn, và lịch sử cũng đã và đang ghi nhận vai trò lãnh đạo quốc gia của nhiều lãnh tụ nữ có tên tuổi khắp các châu lục. Từ cuối thế kỷ XIX, phụ nữ cùng với những cuộc cách mạng xã   hội mới dần dần xác lập được vị thế của mình. Sự nhìn nhận về phụ nữ, về vị thế, vai trò của họ cũng đã được thay đổi. Một trong nhữngđặc điểm chính trị lớn nhất của thế kỷ XX là sự quan tâm của giới chính trị về giới và sự tôn trọng quyền phụ nữ và trẻ em trong các quyền con người.ở Việt Nam, không giống như ở nhiều nước khác, xãtrong Bộ luật nhà Lê ư Quốc triều hình luật. Cùng với việc thừa nhận chế độ đa thê, Bộ luật còn quy định người vợ phải thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu vợ hành hung chồng thì sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc hơn so với hình phạt đối với người chồng đánh vợ. Pháp luật phong kiến Việt Nam còn quy định rất bất cân xứng về nguyên cớ ly hôn, theo đó, ngườiđàn ông có quyền bỏ vợ khi vợ phạm phải một trong bẩy điều (thất xuất) như: khôngcon, dâm dãng, không thờ cha mẹ,hội Việt Nam từ cổ chí kim đã ghi nhận vai trò của phụ nữ.Điều này xuất phát từ đặc trưng của phương thức sản xuất  với  nền nôngnghiệp lúa nước  có
‘Một trong những đặc điểm chínhtrị lớn nhất của thế kỷ XX là sự quan tâm của giới chính trị về giới và sự tôn trọng quyền phụ nữ và trẻ em trong các quyền con người ’sự hợp tác của lao động nam nữ, với những cuộc chiến tranh liên miên đã huy động toàn bộ lực lượng lao động và sức mạnh của dân tộc; trong đó Phụ nữ nước ta đã nổi tiếng về truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu,đảm đang. Đằng sau bề dày vị thế ngày nay có cả một chặng đường dài thách thức thân phận của người phụ nữ trên đất Việt. Trong xã hội phong kiến, thân phận phụ nữ vô cùng thấp kém, thiệt thòi trong vòng cương tỏa củađạo lý, lễ nghi nho giáo, gia đình, dòng họ. Sự tồn tại của phụ nữ như vô nghĩa “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, số phận của họ tất cả đều tuỳ thuộc vào sự rủi may. Nguyên tắc bất bình đẳng nam nữ là cơ sở của điều chỉnh pháp luật về các quan hệ hôn nhân và gia đìnhtrong quan hệ giữa vợ chồng, con trai, con gái
 
Hiện nay, ở nước ta, phụ nữ chiếm 51, 8 % dân số và 52% lực lượng lao động, ở nông thôn họ là lực lượng lao động chủ yếu chiếm khoảng 70% và làm ra 60% sản phẩm nông nghiệp (Lê Thị Châu, Lê Thị Phúc, Địa vị pháp lý lao động nữ theo Bộ luật Lao động, NXB Lao động, Hà Nội, 2000, tr14).
 
trong gia đình, suy cho cùng cũng nằm trong tổng thể tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Tuy vậy, Bộ luật nhà Lê thời ấy liên quan tới hình phạt cũng đã ghi nhận cho người phụ nữ một số ưu ái giàu tính nhân văn, tiến bộ. Đó là những quy định: đàn bà phải tội tử hình nếu đang có thai thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình, hoặc liên quan tới tài sản: khi bán tài sản phải có đủ chữ kí của cả vợ và chồng, vợ có quyền có tài sản riêng. Đây là những chế định dân sự mang bản sắc riêng Việt Nam, kết hợp giữa đạo luật hướng Nho và phong tục, tập quán dân tộc bản địa1. Luật còn quy định mức xử phạt nặng đối với tội cưỡng ép, hiếp dâm đàn bà, con gái.
 
Phụ nữ nước ta ngày nay
Trên quan điểm bình đẳng nam nữ là một cuộc cách mạng2, Đảng và Nhà nứớc ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về quyền bình đẳng nam nữ, quyền lợi và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Qua hơn một thập kỷ đổi mới, các quyền phụ nữ đã ngày càng được bảođảm thực hiện tốt hơn, phụ nữ có nhiều cơ hội,điều kiện tự bảo vệ mình.Quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực lao động đã được Hiến pháp ghi nhận. Bộ luật lao động đã có một chương riêng về lao động nữ. Ngoài việc tạo vị thế và bảo đảm quyền bình đẳng giới, pháp luật còn có những quyđịnh hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chức năng làm mẹ, nuôi dạy con cái của phụ nữ, như quy định khi mang thai, sinhđẻ. Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều laođộng nữ. Bộ luật Dân sự năm 1995 xác lập về nguyên tắc quyền bình đẳng nam nữ về quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử, phân biệt về giới tính, vềsở hữu chung của vợ chồng; quyền bình đẳng trong việc thừa kế, quyền ly hôn... Bộ luật hình sự năm 2000 đã có nhiều bổ sung, sửađổi liên quan đến bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em. Đó là những quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan tới phụ nữ và trẻ em, chống bạo lực và các tệ nạn xã hội đối với phụ nữ. Tội phá thai trái phép lần đầu tiên được đề cập tại điều 243 Bộ luật Hình sự. Chương XV Bộ luật Hình sự mới quy định về các tội xâm phạm: quyền bình đẳng cản trở sự tiến bộ của phụ nữ; chế
độ hôn nhân và gia đình như: cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ, tự nguyện, tội vi phạm chế độ một vợ một chồng; tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình và tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng v.v...
 
Những ưu ái và thiệt thòi đối với phụ nữ
ư u ái đầu tiên là từ góc độ sinh học. Tính
ưu việt sinh học ở nữ thường chiếm 51% so với 49% ở nam giới, cơ thể nữ giới có sự bền vững  về  sinh  học  hơn  nam  giới. Trong 30điểm khác nhau giữa hai giới, có những điểm phụ nữ có ưu thế hơn nam giới như: bé gái sinh ra thường khoẻ mạnh và có sức đề kháng hơn bé trai, tuổi thọ trung bình của nam ít hơn nữ từ 4 ư 10 năm, cơ thể nữ sản sinh nhiều kháng thể hơn nam nên ít bị bệnh do vi trùng, vi khuẩn gây nên. Tuy vậy, cũng về mặt sinh học, phụ nữ lại có những mặt không thuận lợi, như chiều cao trung bình 150,9 cm so với nam là 160,8 cm, sức khoẻ yếu hơn, tỷ lệ phụ nữ mắc một số bệnh nhiều hơn nam giới. Cũng từ góc độ sinh học, phụ nữ chịu những tác động của môi trường nhiều hơn so với nam giới. Phụ nữ dễ bộc lộ tình cảm âu lo hơn gấp hai lần và đôi khi cũng
‘ An phận vốn là một tâm lý tích tụ, làm cản trở sự tiến bộ của phụ nữ, kể cả ở nữ trí thức với những biểu hiện như: tâm lý ngại sự thay đổi, ngại phấnđấu, bằng lòng với những gì đang có ’khó mà kiểm soát và xử lý, nếu không có sự lên án của xã hội.
Đức hy sinh, khiêm tốn, bao dung là một trong những thuộc tính của phụ nữ. Đức hy sinh đó đôi khi cũng làm hạn chế khả năng sáng tạo của phụ nữ, họ sẵn sàng lùi bước cho nam giới. Họ bị ràng buộc bởi bổn phận với chồng, con cái đến mức khó lýdể nổi nóng hơn gấp ba lần nam giới3. Tỷ lệ nhiễm HIV giữa nam và nữ cũng cho thấy: xu hướng nam giảm, nữ tăng, do cấu tạo sinh học, nguy cơ bị nhiễm ở nữ cũng cao hơn nam giới. Một khi HIV đã xâm nhập vào gia đình thì người phụ nữ bị tổn thương, khổ cực và tai tiếng nhất. Thiên chức sinh đẻ, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, bảo tồn và phát triển nòi giống vừa là nhiệm vụ cực nhọc song lại là nguồn hạnh phúc của người phụ nữ. Phụ nữ là phái đẹp. Song, cũng chính vì thế mà nhiều khi họ bị lạm dụng, chà đạp, dầy vò. Ngay thời nay vẫn còn không ít những hành vi quảng cáo không lành mạnh, mang tính lợi dụng, biến phụ nữ đẹp thành công cụ để chào hàng tăng lợi nhuận. Không thiếu những kiểu quảng cáo hạ thấp nhân phẩm phụ nữ, thiếu bản sắc văn hoá dân tộc, ví như quảng cáo chiếc áo dài truyền thống với chất liệu quá mỏng kèm dòng chữ “áo em mỏng quá cho vừa lòng anh”. Những vi phạm dạng này thật giải. Tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng dẫn đến sự tự ti an phận của phụ nữ và trở thành những vật cản trên bước đường phấn đấu của họ. An phận vốn là một tâm lý tích tụ, làm cản trở sự tiến bộ của phụ nữ, kể cả ở nữ trí thức với những biểu hiện như: tâm lý ngại sự thay đổi, ngại phấn đấu, bằng lòng với những gì đang có.
 
“Luật pháp thì đầy đủ, cơ chế thực thi thì hạn chế”
Phải nói rằng Việt Nam đã có một hệ thống các quy định pháp luật về phụ nữ tương đối hoàn thiện với nhiều cơ hội để bảo vệ người phụ nữ và vì sự tiến bộ của họ. Riêng trong lĩnh vực pháp luật lao động, các chuyên gia nước ngoài đã phải thừa nhận rằng luật pháp về lao động nữ của Việt Nam rất đầy đủ. Song, thực tế rất khó thực hiện. Trước hết đó là do tình trạng luật quy định quá chung chung, khóáp  dụng  hoặc  áp  dụng  không  thống nhất. Những vụ vi phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ lại xử lý không kịp thời, làm giảm tính uy nghiêm của pháp luật. Một lý do nữa là các chính sách được ban hành nhưng chưa đủ điều kiện thực thi. Do “nhà nước thì ban hành chính sách về quyền lao động nữ, còn các doanh nghiệp thì phải bỏ tiền ra để thực hiện nên chưa hấp dẫn đối với các doanh nghiệp”4. Việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ hầu như mới chỉ được  áp động nữ trên thị trường lao động5. Nữ tham gia lực lượng lao động xã hội nhiều hơn nhưng thu nhập bình quân chỉ bằng 70% so với lao động nam6. Bất bình đẳng giới trong khu vực lao động không trả lương ở nông thôn năng nề hơn ở thành thị. Trong số những người không có việc làm ở một số tỉnh tỷ lệ nữ khá cao, ở Nam Định năm 1998 nữ thất nghiệp chiếm 53,4% tổng số những người lao động trong độ tuổi thất nghiệp của dụng trong doanh nghiệp nhà nước, một phần liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài, còn khu vực ngoài quốc doanh hầu như  chưa được thực hiện. Đại bộ phận lao động nữ ở khu vực ngoài làm công   ăn   lương như
‘Việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ hầu như mới chỉđược áp dụng trong doanh  nghiệpnhà nước, một phần liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài, còn khu vực ngoài quốc doanh hầu như chưa được thực hiện ’
tỉnh, ở Cà mau là 83,8%,      QuảngNgãi là 57,2%7. Tình trạng lạm dụng sức lao động nữ còn khá phổ biến, đơn cử như Công   ty   TNHHĐại Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh với  trên  90%  laonông nghiệp, lao động nông thôn chưa đượchưởng các chính sách theo quy định của Bộ luật Lao động. Các quy định ưu đãi lao động nữ nhìn từ góc độ kinh tế, đã góp phần làm cho chi phí thuê lao động nữ trở nên đắt hơn so với thuê lao động nam. Chẳng mấy doanh nghiệp nào muốn tiếp nhận nhiều lao động nữđể phải tăng chi phí. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của lao động là nữ đã liên tục tăng ca từ 7h sáng đến 21h30 khiến nhiều công nhân bị ngất xỉu vào tháng 1 năm 19998. Nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động nữ vào những công việc nặng nhọc, độc hại, nhiều doanh nghiệp không ký kết hợp đồng cho lao động nữ hoặc ký kết với những điều khoản bất lợi. Tình hình ô nhiễm môi trường lao động đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng lao động của lao động nữ. Có nơi tần suất mắc bệnh nghề nghiệp của lao động là 7,4 %, tức là cứ 1000 lao động nữ thì trong 1 năm có 7,74 người bị mắc bệnh nghề nghiệp, đây là một tỷ lệ rất cao so với tình hình chung của thế giới là khoảng 5%9.Bên cạnh lý do thiếu cơ chế hữu hiệu thực thi luật, còn nguyên nhân do những tư tưởng Nho giáo, trọng nam khinh nữ. Thêm vào đấy là những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường làm cho các tệ nạn xã hội như mại dâm, bạo lực trong gia đình đang tăng lên, làm nhức nhối dư luận xã hội, xói mòn đạođức xã hội, xâm phạm đến nhân phẩm, sức khoẻ và tính mạng, hạnh phúc gia đình. Sự đổ vỡ quan hệ gia đình trước hết đổ xuống đầu trẻ em và phụ nữ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Cơ chế thị trường, một mặt đã làm cho phụ nữ trở nên năng động hơn, xuất hiện nhiều nữ giám đốc công ty, xí nghiệp làm ăn có hiệu quả, mặt khác cũng gây khó khăn hơn cho phụ nữ trong việc tìm kiếm công ăn việc làm do sức ép của dân số, do tácđộng của giảm biên chế và do thế cạnh tranh thấp hơn so với lao động nam giới.Từ phương diện gia đình, cùng một lúc có cả những thuận lợi và những khó khăn đối với phụ nữ. Gia đình ở Việt Nam hiện nay có cơ cấu chủ hộ theo truyền thống là nam giới, mặc dù phụ nữ nắm giữ tay hòm chìa khóa. Phụ nữ làm chủ hộ chỉ chiếm 25%. Đàn ông ra chốn phồn hoa đô thị làm ăn, để lại gánhnặng gia đình, đồng áng cho người phụ nữ và cả những hậu quả xấu đem về sau những chuyến đi xa của các bậc lang quân....Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tỷ lệ nữ có bằng cao đẳng, đại học, nữ công nhân đượcđào tạo chuyên môn tăng lên rõ rệt từ 21, 8%đến 26,8% trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 199910. Tuy vậy, không phải mọi đối tượng đều được tiếp cận. Tỷ lệ phụ nữ mù chữ vẫn còn cao hơn nam giới. Phụ nữ dân tộc trong số 215.000 người phụ nữ H.Mông trong độ tuổi đi học có tới 93% người mù chữ. Tỷ lệ nữ sinh bỏ học sớm cao hơn nam sinh. ở nông thôn, số nữ sinh bỏ học chiếm khoảng 72% trên tổng số bỏ học11. Mặc dù số lượng nữ trí thức không ngừng phát triển, tuy vậy số chị có trình độ học vấn cao còn ít, ở Đại học Quốc gia Hà nội, cán bộ giảng dạy nữ chiếm 40,17% trong đó tiến sỹ 13,13%; tiến sỹ khoa học 7,27%; phó giáo sư 4,89%. Trong lĩnh vực quản lý, lãnh đạo, phụ nữ tuy đã tham gia, song còn rất khiêm tốn. Trong khu vực nhà nước, con số này chưa vượt quá tỷ lệ 13,%12. Xét từ góc độ vi phạm pháp luật, nhiều người phụ nữ vừa là nạn nhân của những hành vi vi phạm pháp luật, và trong nhiều trường hợp, vừa là chủ thể của các hành vi vi phạm pháp luật, từ trộm cắp, đánh người, lừa đảo đến môi giới, buôn bán người qua biên giới. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng phụ nữ phạm tội, phạm các tệ nạn xã hội là do học vấn thấp, không có công ăn việc làm. 40% nữ phạm tội do thất nghiệp. Về chăm sóc sức khoẻ, tuy đã có nhiều chương trình, văn bản luật, song còn quá nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu như trẻ em laođộng sớm, trẻ em lang thang, trẻ em gái bị lạm dụng tình dục. Hơn 60% số gái mại dâm dưới tuổi 25, chiếm 11,4% số lượng gái bán dâm13. Công tác vận động sinh đẻ kế hoạch đã tập trung quá nhiều và quá lâu vào đối tượng phụ nữ mà xem nhẹ vai trò nam giới. Phụ nữ còn phải chịu sức ép về sinh con trai, ở nhiềuđịa phương, có 30 % các bà mẹ có con thứ ba trở lên14. Tình trạng ly hôn gia tăng, các cuộc “hôn nhân thử nghiệm” và hậu quả nặng nề từđó. Tỷ lệ ly hôn của nữ cao gấp 4 lần nam giới. Theo dự báo thì sau 15 ư 20 năm, tỷ lệ ly hôn ở những cặp vợ chồng trẻ Việt Nam sẽ tăng lên tới mức như ở phương Tây. Sau ly hôn phụ nữ lại chịu thêm điều tiếng khắt khe theo quan niệm cũ: “Gái bị chồng bỏ không chứng nọ cũng tật kia”. Theo các nhà tương lai học dự báo, thế kỷ XXI là thế kỷ của sự cô đơn và khép kín, phụ nữ sau một ngày làm việc căng thẳng với các nút bấm, thông tin, tín hiệu, trở về nhà mệt mỏi không còn thiết tha gì nữa và với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, người phụ nữ thực hiện các cuộc tiếp xúc nhiều hơn nhưng gặp gỡ, giao tiếp với người thân thì lại ít hơn. Sự bức bách tâm lý đó thôi thúc tâm lý chán nản theo kiểu: đã qua rồi cái thời đấu tranh cho sự bình đẳng; vinh quang, ưu ái cũng có cả rồi; trong thế kỷ này, phụ nữ hãy trở lại căn nhà để làm những  công  việc  thiên  chức  của mình,
‘Tỷlệ ly hôn của nữ cao gấp 4 lần nam giới. Theo dự báo thì sau 15 ư 20 năm, tỷ lệ ly hôn ở những cặp vợ chồng trẻ Việt Nam sẽ tăng lên tới mức như ở phương Tây ’ 
Thay lời kết
Về phụ nữ nói chung cũng như về nhữngưu ái hay những thiệt thòi đối với họ do tạo hoá hay hoàn cảnh xã hội thì quả là còn nhiềuđiều phải nói và bàn luận tới. Tuy nhiên, với những lập luận và thực trạng mô tả trên đây có thể thấy rằng ban hành chính sách và pháp luật tiến bộ mới chỉ là nửa chặng đường, songđể triển khai thực thi luật bảo vệ và vì sự tiến bộ của phụ nữ thì lại còn quá nhiều lực cản, cần phải có sự nhận thức và góp sức của cả xã hội, cần sử dụng có hiệu quả cơ chế pháp luật và cơ chế xã hội, dư luận xã hội. Trong lĩnh vực lập pháp cũng cần phải dành sự chú ý đối với vấn đề giới và tác động giới khi ban hành các chính sách mới./.