Cải cách cơ bản chính sách tiền lương tiến tới công bằng xã hội

01/08/2003

Nguyễn ĐÌnh Bút * GS, Phó Chủ tịch Hội khoa học kinh tế và quản lý thành phố Hồ Chí Minh.

 
Nghị quyết Đại hội IX đã đặt vấn đề một cách đúngđắn: “Cải cách cơ bản chính sách tiền lương”. Sắp hết nửa nhiệm kỳ Đạihội, ý tưởng tốt đẹp đó vẫn chưa thực hiện được. Bài viết nhằm gợira một số suy nghĩ cùng nhau trao đổi, nghiên cứu, góp phần thúc đẩy việc cải cách chính sách tiền lương thực sự là cuộc “cải cách cơ bản”
1. Nhìn lại chính sách tiền lương hiện hành
Từ ngày thống nhất đất nước, ta đã ba lần cải cách chính sách tiền lương (lần thứ nhất vào năm 1960, lần thứ hai vào năm 1985 và lần thứ ba vào năm 1993). Mỗi lần cải cách nói trên đã có những bước điều chỉnh nhấtđịnh cho phù hợp với những điều kiện mới. Tuy nhiên, tình hình kinh tế ư xã hội sau 15 năm đổi mới đã có những thay đổi lớn, chính sách tiền lương sửa đổi lần cuối, vào năm 1993, tức 10 năm trước đây, đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, không đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới và hội nhập. Có thể khái quát trong các nhận định sau: 
1. Còn mang nặng dấu ấn thời “bao cấp”, thể hiện ởmức lương và trợcấp theo chế độ nhà nước đã tỏ ra quá thấp so với mức thu nhập chung trong xã hội, nếu chỉ sống bằngđồng lương thì khó khăn vô vàn. Tình trạng “chân ngoài dài hơn chân trong”, thu thập ngoài lương của cán bộ công chức là phổ biến và trong nhiều trường hợp, vượt nhiều lần thu nhập chính, mà Nhà nước không quản lý nổi.Dấu ấn bao cấp còn biểu hiện trong việc chậm “tiền tệ hoá” chính sách tiền lương, mà tuồng như trong dự án cải cách lần này cũng chưa có gì mới.
2.   Còn mang nặng tính chất thù lao thời chiến tranh. Tuy có ngạch, bậc lương rõ ràng,nhưng mức chênh lệch giữa các thang, bậc tiền lương không đáng kể, còn phảng phất dấu ấn của thời kỳ “đồng cam, cộng khổ” thời chiến. Vì vậy, nhìn rộng ra phạm vi toàn xã hội, lao động phức tạp của người tri thức, vídụ như giáo sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ sáng tác không được thù lao đúng mức. Đã có sự so sánh: trả công cho bác sĩ vá ruột còn “bèo hơn” giá vá ruột xe! Thù lao viết sách, sáng tác công trình chỉ được 10%, thua xa thù lao cho người phát hành 25% giá bán cuốn sách! Như vậy, nói gì được công bằng xãhội?
3.    Hệ quả nặng nề của chính sách tiền lương nặng dấu ấn bao cấp và chiến tranh nói trên đã không phản ảnh đúng đắn các quan hệ xãhội và giá trị xãhội trong điều kiện mớimà nhiệm vụ trung tâm là xây dựng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và đón đầu nền kinh tế tri thức. Ngược lại, nó còn đảo lộn nhận thứcđúng đắn về các giá trị xã hội. Ví dụ: Dân tộc ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo” vậy mà trong sinh viên có thời bảo nhau “chuột chạy cùng sào, mới vào sư phạm”, vì họ thấy những cảnh thầy trò “sống như sư, ăn như phạm” do chế độ tiền lương và thù lao quáđạm bạc. Một số không ít công chức, cán bộ tuy biết tham ô, nhũng nhiễu là đi vào conđường tội lỗi, nhưng vì nhu cầu bức thiết cuộc sống, vẫn không đấu tranh nổi với bản thân,đến mức trong nhiều trại giam số đông là công chức! Và, mỗi chúng ta đều biết còn nhiều những hậu quả tiêu cực không đáng có, thậm chí xa lạ với chế độ xã hội chủ nghĩa mà ta hướng tới.Từ những phân tích trên, chỉ có thể rút ra một kết luận: Không thể chấp nhận tình trạngvá víu, điều chỉnh lặt vặt chế độ tiền lương hiện hành, mà phải là một cuộc cải cách cơ bản chính sách tiền lương như Nghị quyết Đại hội Đảng đã yêucầu.
2. Thử tìm những tư tưởng,  quan điểm mới, thực hiện cải cách cơ bản chính sách tiền lương
Cần khẳng định tiền lương không chỉ là phạm trù phân phối, mà trước tiên là một yếu tố cơ bản của sản xuấtMột thời gian trướcđây, khi bàn đến tiền lương, người ta thường chỉ nhấn mạnh rằng tiền lương thuộc phạm trùphân phối và phân phối lại giá trị mới, (gồm V+M), trong đó V là chi phí tiền lương trả cho sức lao động.Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng không đủ.Theo quan điểmkinh tế chính trị của Các Mác, cần phải khẳng định mạnh mẽ rằng V phải đã là một yếu tố của sản xuất trước khi thuộc phạm trù phân phối; không có V trong sản xuất thì không có V để phân phối. Nếu chỉ nhấn mạnh một chiều V thuộc phạm trù phân phối, thì người quản lý đành bó tay, với lập luận: giá trịmới (V+M) bấynhiêu, khôn khéo mấy cũng chỉcó vậy, cái bánh (V+M) nhỏ thì bảo nhau “liệucơm gắpmắm, khéoăn thìno, khéoco thìấm”, hãy chịu đựng gian khổ để chia sẻ, tiêu dùng cho tiền lương vừa phải thôi, nguồn thu ngân sách có hạn, còn ưu tiên cho tíchluỹ xãhội chủ nghĩa!Đólàđạo lý mà ai cũng rõ!Nhưng cần trở lại với nguyên lý tái sản xuất của Mác, khẳng định chi phí tiền lương V là yếu tố cơ bản của sản xuất, cùng với chi phí về tư liệu sản xuất C, là một trong haikhoản đầu tư để sản xuất. Trên giác độ lý thuyết, M và V có quan hệ lệ thuộc, M do V tạo ra, V cao thì M sáng tạo ra có thể cũng cao; V tăng nhanh thì M cũng có thể tăng nhanh, và toàn bộ khối V+M cóđiều kiện càng tăng nhanh hơn nữa, vì một khiđược chăm lo cuộc sống tốt, học hành đầy đủ, thì sức sáng tạo của con người là vô cùng tận. Kinh nghiệm đất nước Singapore, chỉ có 4 triệu dân, không có tài nguyên gì đáng nói, thậm chí nước sạch cũng phải nhập khẩu, cộng thêm nạn tham nhũng hoành hành nhưng với nhận thức con người là vốn quý nhất, đã dám trả lương cho tổng thống cao hơn tổng thống nước Mỹ, và lương cho cán bộ công chức không thua các nước đang phát triển, nên một mặt đẩy lùi được tham nhũng, lại đưa năng suất lên cao (năm 2001, GDP bình quân đầu người 20.659USD).Nếu không dám mạnh dạn chi cho V hợp lý, thậm chí khôngđủ yêu cầu của mứcchức khó lòng đẩy lùi.Tóm lại, chi cho tiền lương vừa là chi cho cuộc sống hiện tại, vừa phải coi là hình thứcđầu tư lâu dài cho con người và gia đình họ nhằm bồi dưỡng thế hệ mới có sức khoẻ, có kiếnthức và đạo đức, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn củađất nước.Bối cảnh mới của cạnh tranh hội nhập và yêu cầu của kinh tếtri thức đềra những yêu cầu bức thiết cải tiến cơ bản chính sách tiền lươngHội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các mặt hàng, giữa doanh nghiệp và giữa các quốc gia. ở mỗi cấp độ cạnh tranh đó, ngày càng cần có những laođộng kỹ thuật và quản lý kinh tế sắc sảo, luôn ngang tầm, hoặc ở tuyến đầu của khoa học công nghệ và khoa học quản lý thế giới. Với chính sách tiền lương chưa thoát khỏi dấu ấn“bao” và “cấp” nhưhiện nay, khó có thểsống cần có đối vớimỗi    tầng    lớp    laođộng, thì con người, vốn là lực lượng sản xuất sáng tạo, sẽ chỉ luẩn quẩn lo cái ăn, cái mặc không xong, rồi  “bần   cùng sinhđạo tặc”, sẽ trở thành lực lượng quậy phá, trở thành gánh nặng cho xã hội, bệnh tham ô, nhũng nhiễu của   đội   ngũ  công
‘ Chi cho tiền lương vừa là chi cho cuộc sống hiện tại, vừa phải coi là hình thức đầu tư lâu dài cho con người và gia đình họ nhằm bồi dưỡng thế hệ mới có sức khoẻ, có kiến thức và đạođức, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hơn, có chất lượng  caohơn của đất nước ’ 
giữ chân được người giỏi trong cơ quan nhà nước, càng khó tạo sự hấp dẫn đối với lao động và trí thức Việt kiều từ nước ngoài về xây dựng đất nước, lại càng khó hơn trong việc động viên đông đảo cán bộ công chức học thông thạo ngoại ngữ, thành thạo sử dụng Internet, vì với đồng lương eo
‘ Mức tăng lương càng cao, nhu cầu mua sắm hàng hoá càng lớn, kéo theo đó là mức giá cả hàng hoá cũng tăng theo, theo quy luật cung cầu, và cũng từ đó mà tác độngđến các ngành sản xuất và dịch vụ theo những diễn biến tích cực nhất. Nguồn thu ngân sách có điều kiện tăng lên, có thể bù đắp lại một phần khoản chi ngân sách do tăng lương ’  
hẹp đối với đa số, chi phí mua máy và sử dụng Internet sẽ chỉ là một ước mơ! Thiệt thòi của người “mù” ngoại ngữ, “dốt” máy vi tính thì khó nói cho hết; thiếu tri thức, thiếu thông tin thì nói gì được đến nâng cao khả năng cạnh tranh ở mọi cấp độ nêu trên và mục tiêu “đónđầu kinh tế tri thức” dè chừng chỉ là khẩu hiệu, nói cho vui!Tiền lương phải được sử dụng như là công cụ kích cầu trực tiếp, có hiệu lực nhanh nhất, nhạy cảm nhấtMột số năm trước đây, trước ảnh hưởng của thiểu phát, kìm hãm nhịp độ tăng trưởng kinh tế đất nước, nhà nước ta đã có một loạt biện pháp kích cầu, nhưng hiệu lực của các biện pháp đó rất hạn chế. Những dấu hiệu thiểu phát đã xuất hiện trở lại mấy tháng gần đây: chỉ số giá cả trong tháng 3/2003 giảm 0,6%, tháng 4/2003 không tăng, tháng 5/2003 giảm 0,1%, tháng 6/2003 giảm 0,3%, tháng 7 giảm0,71 sẽ có hệ quả trì hãm nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm đã khẳng định tăng chi cho tiền lương ngày nào, thì ngay chiều đó sức mua của đội ngũ lao động có nguồn thu nhập mới cao hơn sẽ lập tức dành cho những nhu cầu mà trước đây họ mong đợi thoả mãn nhất. Mức tăng lương càng cao, nhu cầu mua sắm hàng hoá càng lớn,kéo theo đó là mức giá cả hàng hoá cũng tăng theo, theo quy luật cung cầu, và cũng từ đó mà tác động đến các ngành sản xuất và dịch vụ theo những diễn biến tích cực nhất. Nguồn thu ngân sách có điều kiện tăng lên, có thể bùđắp lạimột phần khoản chi ngân sách do tăng lương. Kích cầu tiêu dùng qua tăng lương, trong điều kiện mức sống còn thấp, tỷ trọng tiêu dùng cho ăn uống không nhỏ, còn tác động mạnh mẽ và trực tiếp ngayđến nhu cầu lương thực thực phẩm, kích thích giá nông sản biến động có lợicho sản xuất vàđời sống nhân dân.Như vậy, cải cách cơ bản chính sách tiền lương sẽtác động tích cực đến cải thiện đời sống không chỉ của cán bộ công chức công và tư, mà của toàn xã hội, từ đó kích thích sản xuất và dịch vụ toàn xãhội phát triển, tăng thu ngân sách.Đó là thái độ tích cực nhất cần xem xét khi giải quyết vấn đềlương.Thực hiện ước mơ “công bằng” trong phân phối tiền lươngChủ tịch Hồ ChíMinh đã từng nhắc lại để khuyên bảo các nhà quản lý: “không sợ nghèo, chỉ sợ không công bằng”. Công bằng trong phân phối tiền lương không có nghĩa là thu hẹp khoảng cách chênh lệch, đểmọi Ai có năng lực tiến nhanh, có khả năng đóng góp nhiều cho đơn vị, cho đất nước, thì chế độ ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho người đó phát triểnvà đóng góp đến mứcchính sách tiền lươngKhoảng chênh lệch giữa lương tối thiểu, lương trung bình (tốt nghiệp đại học qua tập sự), và cao nhất (chuyên gia cao cấp bậc cuối cùng), theo đề án dự kiến đối với ngạch công chức hành chính2 là:
Phương án 1 là: 1; 2,5 và 11
Phương án 2 là: 1; 2,5 và 10
Như  thế  đã  đủ  đạt  yêu  cầu  công  bằnghưởng thụ và khuyến khích chưa hay vẫn còn dấu ấn bình quân? Mứctối đa, và thu nhập tiền lương của họ cũng phải tăng theo. Với nhận thức đó, chúng ta cần dứt   khoát   xoá   bỏ hạnđịnh 3 năm hoặc 5 năm mới xét việc nâng bậc một lần. Nếu có ai làm tốt, hãy cho họ một năm, 6 tháng, 3 tháng, thậm chí vượt cấp một hai bậc, miễn là hiệu suất,   chất   lượng công
‘ Chúng ta cần dứt khoátxoá bỏ hạn định 3 năm hoặc 5 năm mới xét việc nâng bậc một lần. Nếu có ai làm tốt, hãy cho họ một năm, 6 tháng, 3 tháng, thậm chí vượt cấp một hai bậc, miễn là hiệu suất, chất lượng công việc đạt những chuẩn mực đã định ’
lương của người tốt nghiệp đại học, sau khi kết thúc tập sự nếu chỉ ở mức hệ số 2,5 có lẽ vẫn còn íthơn chi phí ngườiđó bỏ ra đểchi phí, sinh hoạt và trả học phí khi còn là sinh viên. Chế độ tiền lương như vậy thì có ý nghĩa gì để khuyến khích học vấn! Nói  gìđến chuyển sang nền kinh tế tri thức?việc đạt những chuẩnmực đã định. Cần có những đột phá như vậy mới khuyến khích được nhân tài. Nếp suy tư tuần tự nhi tiến, phải ngồi ở ghế thấp 3 hoặc 5 năm rồi mới được cất nhắc lên ghế cao trong thang bậc lương sẽ hạn chế chí tiến thủ của giới trẻ và những người đầy nhiệt huyết và năng động và cũng là một thiệt thòi cho đất nước, không phù hợp với tinh thần cải cách 
·   Có cần thiết duy trì hệ số dành cho quân đội bằng 1,8 lần công chức hành chính và sự nghiệp không, khi nhiệm vụ trọng tâm không phải là phục vụ chiến tranh, và “tất cả cho tiền tuyến” như khi còn chiến tranh nữa, mà đã chuyển sang xây dựng kinh tế là chủ yếu? Hơn nữa, ngay trong quân đội và công an, nếu làm việc ở văn phòng, ở hậu phương thì hà tất gì cần hệ số khuyến khích Đối với cán bộ bầu cử, đề án dự kiến hệ số 1,8 ở cấp cơ sở và 18 ở cấp cao nhất so sánh với cán bộ hành chính sự nghiệp có thoảđáng không, hay là sẽ chỉ có tác dụng kích thích người ta “chạy quan, chạy chức” và nói gì được về công bằng xã hội?Tích cực hơn, triệt để hơn trong việc tiền tệ hoá chế độ tiền lươngNên coi đây không chỉ là giải pháp bảo đảm công bằng xã hội như đã nêu trên, mà còn là biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ nhà nướctrong việc sử dụng tài sản chung, cũng là biện pháp đưa quy luật thị trườngư quy luật giá trị vào từng gia đình cán bộ khi họ tính toán sử dụng đồng tiền lương của họ sao cho có hiệu quả, giúp họ giáo dục con cháu gia đình hình thành nếp sống cần kiệm, phù hợp với mức sống chung toàn xã hội. Vì vậy, tiền tệ hoá tiền lương đang là một nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ kinh tế và đồng thời một nhiệm vụ xã hội bức bách cần giải quyết với đầy đủ quyết tâm và tính nghiêm túc của vấn đề.
3. Những điều kiện thực hiện
1. Với yêu cầu “cải cách cơ bản” chính sách tiền lương mới đòi hỏi một nền tư duy mới, vì nó sẽ động chạm đến lợi ích một số tầng lớp này, nhưng lại là động lực khuyến khích đối với tầng lớp khác, vì vậy cần đưa đềán ra trưng cầu ý kiến rộng rãi cán bộ công chức từ cơ sở, có hướng dẫn, làm công tác tư tưởng kỹ lưỡng để tạo ra sự đồng thuận xã hội và từ đó là sự phấn khởi đón mừng sự ra đờichính sách tiền lương mới.
2. Chặt chẽ hơn, nghiêm chỉnh hơn trong việc thực hiện giảm biên chế, ngăn ngừa xu hướng đua nhau đòi trở thành công chức nhà nước, khiến bộ máy nhà nước phình ra đến mức không ngân sách nào chịu nổi, rồi lại rơi vào vòng luẩn quẩn “chia nhau cái bánh nhỏ xíu” cùng chịu nghèo khổ như xưa! 
Thay lời kết
Chính sách tiền lương hiện hành đã phảnánh tính kế thừa các truyền thống tốt đẹpđồng cam cộng khổ, đồng thời ưu đãi những người có nhiều cống hiến xương máu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; đó là những chính sách tình thế đúng đắn trong những điều kiện lịch sử nhất định.Nhiệm vụ chính trị của toàn dân tộc đã chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh xây dựng kinh tế làm trung tâm, hội nhập quốc tế, đón đầu nền kinh tế tri thức. Những gì đang cản trở các xu hướng mới đó cầnđược nhận thức đầy đủ để có quyết tâm khắc phục triệt để, không vá víu, nửa vời. Chính sách tiền lương phải được đổi mới căn bản, với tầm nhìn chiến lược lâu dài, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mởđường vững chắc cho tương lai, để bảo đảm tốt hơn công bằng xã hội, phát huy mạnh mẽ tác dụng đòn bẩy kích theo những xu hướng đổi mới của thời đại mới./.