Huy động nguồn tài chính từ các tổ chức phi chính phủ phục vụ an sinh xã hội

01/07/2003

Nguyễn Thị Mỹ Tiên* ThS, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh

So với các nguồn khác như nguồn ODA, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) chiếm tỷ lệ thấp, nhưng mang lại lợi ích ngay cho người nghèo, giúp giải quyết ngay một số vấn đề kinh tế ư xã hội khi nguồn ngân sách nhà nước chưa đủ khả năng giải quyết. Ngoài ra, cũng cần có chính sách thích hợp để huy động nhiều hơn những nguồn tài chính khác phục vụ cho các chương trình an sinh xã hội, trong đó có xoá đói giảm nghèoBước vào thế kỷ 21, Việt Nam khẳngđịnh chọn con đường gắn liền tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triểnvăn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường.Trong nền kinh tế thị trường, chính sách an sinh xã hội trở thành công cụ hữu hiệu trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước để điều tiết việc phân phối lại, tạo phúc lợi cho người dân, bảo đảm tính công bằng, thể hiện bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Phân bổ tài chính cho các chương trình an sinh xã hội
Trong hệ thống an sinh xã hội và các chính sách về an sinh, thì biện pháp giảm nghèo là một thành tố quan trọng. Những năm gần đây,việc hoạch định và thực hiện chính sách giảm nghèo của Việt Nam được thế giới công nhận, nhưng thành tựu này còn rất mỏng manh, chưa thật sự bền vững. Giảm nghèo mới chỉ là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, lĩnh vực giảm nghèo và nhiều lĩnh vực an sinh khác còn chưa được quan tâm xem xét một cách lâu dài, toàn diện và có địa phương còn bỏ ngỏ. Tính riêng về hệ thống quỹ bảo hiểm xã hội thì mức độ bao phủ chỉ chiếm khoảng 15% lực lượng lao động xã hội, chủ yếu trong khu vực nhà nước, các doanh nghiệp lớn, còn ở khu vực nông thôn, kinh tế ngoài quốc doanh, đa số người lao động chưa có bảo hiểm xã hội. Nếu tính toàn xã hội, chưađến 10% người dân được hưởng chính sách này. Nguồn ngân sách chi quỹ bảo hiểm xã hội và y tế đ ợc Nhà nước hỗ trợ, thời gian gầnđây có đầu tư khá hơn nhưng nguồn lực đóng góp chưa đáp ứng kịp yêu cầu an sinh xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực còn nhiều thách thức, bất trắc bởi xu hướng vì lợi nhuận, đó là chưa kể đến thiên tai, mất mùa thường xuyên xảy ra ở khu vực nông thôn thường đưa người dân đến ngưỡng nghèo và mất an sinh xã hội. Do vậy, việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội hoàn chỉnh trở thành ưu tiên hàng đầu của xã hội ta nhằm góp phần thực hiện công bằng xã hội. Đây là conđường hoàn toàn mới đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnhchuyển  đổi  từ  nềnnguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính từ trong nước cũng như ngoài nước, của nhân dân cũng như của nhà nước. Hệ thống này sẽ kém tác dụng nếu chỉ dựa vào sự phân bổ ngân sách nhà nước từ trên xuống. Trong thập kỷ qua, tốc độ GDP bình quânđầu người Việt Nam tăng 1,8 lần. Theo đà này, Nhà nước tập trung đầu tư nhiều hơn cho các chương trình phát triển kinh tế ư xã hội, nhưng tốc độ phát triển các lĩnh vực xã hội vẫn chậm so với tốc độ phát triển kinh tế. Chính sách phân bổ tài chính phục vụ cho yêucầu xóa đóigiảm  nghèo, đảm bảo   ankinh tế kế hoạch hóa tập trung do nhà nước bao cấp hoàn toàn về an sinh xã hội, chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần trong đó một số lĩnh vực về an sinh xã hội được giao
‘    Một hệ  thống an sinh xã  hộikhông thể hoạt động hữu hiệu nếu không thu hút được mọi nguồn lực,đặc biệt là nguồn lực tài chính ’ 
sinh xã hội trong những năm gần đây tăng đáng kể. Trong lĩnh vực y tế, nguồn chiđạt 7% ngân sách nhà nước năm         1998,cho khu vực tư nhân hoặc khu vực nhà nước thực hiện nhưng có hạch toán kinh tế, thí dụ như: lĩnh vực bảo hiểm, lĩnh vực y tế, giáo dục có thu phí. Do đó, việc nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức chính trị xã hội, từ các mô hình thể nghiệm về an sinh xã hội xuất phát từ nhu cầu của nhân dân và của những cộng đồng nghèo là việc làm thật sự có ý nghĩa.Một hệ thống an sinh xã hội không thể hoạtđộng hữu hiệu nếu không thu hút được mọikhoảng 1,4% GDP nhưng vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế1.Hiện nay, việc hoạch định và phân bổ tài chính một cách thỏa đáng cho các chương trình an sinh xã hội vẫn còn là thách thức lớn. Do đó việc nghiên cứu chính sách tài chính về an sinh xã hội hoặc mở rộng hơn là bảo đảm xã hội và phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp người nghèo, đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương là yêu cầu bức xúc nhằm góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Hộp 1: Hiện nay hoạt động viện trợ phi
chính phủ trải rộng khắp 61 tỉnh, thành trong cả nước, hầu hết các bộ, ban ngành, đoàn thể quần chúng từ trung ương đến các địa phương
đều nhận nguồn tài trợ từ các NGO. Qua hơn một thập kỷ, giá trị viện trợ của các tổ chức NGO tăng từ 20,3 triệu đô la Mỹ vào năm 1991 và đạt 83 triệu năm 2001, được phân bổ theo tỉ lệ: phát triển kinh tế chiếm 25% tổng giá trị viện trợ, y tế 25%, giáo dục đào tạo 20%, giải quyết các vấn đề xã hội 20%, bảo vệ môi trường 5%, cứu trợ khẩn cấp 5%
Qua ví dụ ở TP. HCM (xem hộp 2), rõ ràng, các NGO chú trọng đến khía cạnh phát triển bền vững hơn là cứu trợ khẩn cấp. Hiện nay, hầu hết các nhà tài trợ phát triển, các tổ chức NGO, các nhà nghiên cứu về an sinh xã hội quốc tế ủng hộ chủ nghĩa xã hội cũng hoàn toàn tán thành việc xây dựng một hệ thống an sinh xã hội hướng về khía cạnh phát triển hơn là khía cạnh cứu tế3. 
Hộp 3: Điển cứu tại huyện Cần Giờ
Cần Giờ là một huyện “năm nhất” của TP. HCM: một trong 5 huyện ngoại thành nghèo nhất;  có diện tích lớn nhất so với 22 quận,huyện trong thành phố với 704,22 km2; dân sốít nhất 60.589 người năm 2001; mật độ dân số thấp nhất 86 người/km2; tỉ lệ tăng dân số tựnhiên 15,58 ‰. Cần Giờ có 7 xã, trong đó có 5 xã thuộc diện nghèo nhất trong 20 xã xếp loại nghèo đang được thành phố tập trung để xóa nghèo (Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 40%, thiếu cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, chợ và hệ thống thuỷ lợi nhỏ).Trong những năm gần đây, Cần Giờ được sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức NGO đầu tư cho các dự án XĐGN, an sinh xã hội và phát triển. Riêng năm 2001, Cần Giờ tiếp nhận 10 dự án viện trợ không hoàn lại từ nguồn các NGO, của Chính phủ và của công ty nước ngoài trị giá 944,589 triệu đồng và 139.313 USD bao gồm các lĩnh vực y tế, giáo dục, trồng rừng, nước sạch, tín dụng, môi trường sinh thái… Hiện nay, Cần Giờ đang tiếp tục phấn đấu giảm tỉ lệ đói nghèo còn dưới 10%, thông qua việc thực hiện đa dạng hóa nguồn lực, chủđộng phát huy nguồn lực của địa phương, tranh thủ nguồn hỗ trợ của các tổ chức kinh tế xã hội, động viên nhân dân trực tiếp tham gia các chương trình XĐGN và các dự án phát triển của các NGO.
đang thực hiện dự án nhưng vì nguồn tài chính ít ỏi, họ phải tìm nguồn bổ sung từ các công ty nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam bằng hình thức hoạt động gây quỹ từ thiện. Một số NGO khác thiếu hụt tài chính đã phải
Hộp 4: Các hoạt động xã hội của các công ty
·           Công ty dầu khí BP đầu tư ở Việt Nam, trong những năm qua đóng góp cho các chương trình an sinh xã hội, dự án phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái ở các địa phương như dự án bảo vệ rừng quốc gia Cúc Phương, dự án giảm nhẹ thiên tai ở đồng bằng sông Cửu Long trị giá 5 triệu đôla Mỹ. Những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam của Công ty BP đã được Nhà nước Việt Nam đánh giá cao và tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty vào 7/2002.
·           Công ty UNILEVER mới đây ký thỏa thuận với Hội bảo trợ trẻ em dự án giúp phẫu thuật mắt cho trẻ khiếm thị.
·           Công ty Xi măng Hà Tiên trong 10 năm qua đã đóng góp khoảng 7 tỉ đồng ủng hộ cho công tác xã hội, như xây 88 nhà tình thương, 65 nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, giúp bệnh nhân nghèo mổ đục thủy tinh thể…
 
địa phương nghèo xây dựng trường học, bệnh viện, cấp nước sạch, xây nhà tình thương, cấp học bỗng, tài trợ cho các mái ấm, nhà mở, chương trình đem ánh sáng cho người mù, giải phẫu nụ cười, xe lăn cho người tàn tật v.v… giúp các đối tượng dễ bị tổn thương, cơ nhỡ. Các tổ chức xã hội lớn của TP. HCM như Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội phụ nữ từ thiện, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Quỹ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam, Quỹ khuyến học… đã tiếp nhận nhiều nguồn tài trợ về tài chính, hiện vật của các tổ chức NGO, các tổ chức nước ngoài, cá  nhân người nước ngoài, Việtkiều để phục vụ cho các chương trình hoạtđộng xã hội giúp người nghèo, và các đối tượng xã hội yếu thế dễ bị tổn thương. Đây là nguồn lực rất phong phú, đa dạng cần kết hợp khai thác. Nhà nước cần thể chế hoá chính sách huy động các nguồn lực ngoài nhà nước,đồng thời quy định quản lý tài chính chặt chẽ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình an sinh xã hội.
- Trong hoạt động quản lý chiến lược mà hầu hết doanh nghiệp ở các nước phát triển rất coi trọng, có đạo đức kinh doanh và trách nghiệm xã hội, bởi lẽ doanh nghiệp muốn phát triển phải phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và bên trong và phải thực hiện các quyđịnh, chuẩn mực khác để thương hiệu đạt tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế về mặt xã hội và môi trường (Xem hộp 4).Việc thực hiện tốt chính sách xã hội ở chính quốc cũng như ở các  nước mà  công tyđầu tư còn là đảm bảo giúp cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty4. Hơn thế nữa, công tyđóng góp cho hoạt động nhân đạo sẽ được miễn giảm thuế, giá trị về đạo đức kinh doanh, uy tín thương hiệu công ty được nâng lên và công chúng biết đến công ty nhiều hơn thông qua các hoạt động xã hội từ thiện. Đây còn là một trong những tiêu chuẩn để thương hiệu công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 14000, ISO 14001, SA 8000. Những ưu đãi về chính sách thuế dành cho công ty đóng góp cho hoạt động xã hội được quyđịnh cụ thể ở các nước phát triển.
 
Kiến nghị
ưở Việt Nam, trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính sách tài chính, chính sách thuế, ta nên ghi nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng biện pháp cụ thể như ưu tiên, ưu đãi giảm thuế đối với phần đóng góp cho chương trình dự án hoạt động từ thiện, an sinh xã hội và phát triển.
- Ngành tài chính cần phối hợp với một số ngành hữu quan khác xây dựng chính sách và cơ chế đồng bộ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài, Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đóng góp tài chính cho các hoạt động an sinh xã hội.
-Hiện nay, Nhà nước chưa có quy định cụ thể đối với những NGO hoạt động theo phương thức gây quỹ từ các doanh nghiệp
điều kiện để tổ chức NGO được cấp phép hoạt động là phải có sẵn nguồn tài chính, việc quyên góp gây quỹ từ các công ty nước ngoài thì không được phép, nhưng lại chưa có văn bản quy định cụ thể. Thỉnh thoảng một số NGO vẫn tổ chức gây quỹ cho hoạt động xã hội nhưng phải phối hợp với cơ quan đối tác Việt Nam và phải xin phép Uỷ ban nhân dân thành phố. Trong thực tế, nhu cầu gây quỹ từ doanh nghiệp nước ngoài để phục vụ cho yêu cầu xã hội rất lớn, nhưng khả năng và kinh nghiệm về lĩnh vực này của phía Việt Nam còn rất hạn chế. Thiết nghĩ, ta có thể tận dụng năng lực này của các NGO để gây quỹ hoạtđộng, vấn đề là cần xây dựng chính sách, quy định rõ ràng về việc quản lý, sử dụng nguồn quỹ đáp ứng được mục đích yêu cầu xã hội.
*
*        *
Tóm lại, cần phải có những nguyên tắc chỉđạo và hệ thống chính sách đúng đắn để đảm bảo việc phân bổ các nguồn ngân sách hợp lý cho phát triển kinh tế xã hội công bằng, bền vững, phát huy tối đa nội lực và tranh thủ ngoại lực góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh./.