Bảy giải pháp cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Hà Nội

01/06/2003

Cấn Quang Tuấn* ThS, Ban Kinh tế ngân sách, Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Hà Nội

 Cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng cơ bản; điều chỉnh cơ cấu đầu tư; linh hoạt hoá các hình thức đầu tư; đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng; tuân thủ quy trình đầu tư; nâng cao hiệu quả kế hoạch hoá vốn đầu tư; hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả đầu tư ư đó là 7 giải pháp mà tác giả đề xuất để đầu tư xây dựng cơ bản ở Hà Nội đạt hiệu quả cao hơn
Việc đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng trongthời gian gần đây đã tạo cho môi trường đầu tư  kinh doanh ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng thuận lợi, thông thoáng hơn. Song thực tế cho thấy từ luật và cơ chế chính sách đến thực tế vẫn còn khoảng cách nhất định. Do vậy, để nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) tập trung đối với thủ đô Hà Nội, cần coi trọng những giải pháp sau: 
 
1. Tiếp tục cải cách hành chính trong đầu tư XDCB
Cải thiện và đơn giản hóa các thủ tục, cấp giấy phép đầu tư, cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, các quy định trong thủ tục hải quan, thanh tra, kiểm tra... đối với các dự án đầu tư. Trước mắt, cụ thể thành phố cần tập trung thực hiện:Công khai hóa thủ tụcđầu tưTrên cơ sở hệ thống lại toàn bộ các thủ tục đầu tư, cơ quan chủ trì quản lý vốn đầutư của thành phố (Sở Kế hoạch và Đầu tư) lập danh mục chi tiết thủ tục đầu tư, có hướng dẫn cụ thể và công khai hóa danh mục này đối với doanh nghiệp, chủ đầu tư. Nội dung danh mục phải bao gồm trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong xử lý thủ tục đầu tư nếu gây khó khăn, chậm trễ cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Để làm được việc này, thành phố phải có văn bản quy chế hóa trách nhiệm trong việc xử lý thủ tục đầu tư. 
Một đầu mối tiếp nhận, xử lý (thẩm định và phê duyệt) các dự án đầu tư
Sớm khắc phục tình trạng chủ đầu tư phảiđi gõ cửa quá nhiều cơ quan khác nhau như xin giới thiệu địa điểm và thoả thuận quy hoạch, kiến trúc (Văn phòng Kiến trúc sư trưởng); thoả thuận về môi trường (Sở Khoa học công nghệ và môi trường); thoả thuận về phòng cháy chữa cháy (Công an phòng cháy chữa cháy)...
Điều phối các nguồn vốn
Việc phối kết hợp các nguồn vốn trong đầu tư là cần thiết nhưng phải thông qua một đầu mối duy nhất để điều phối. Sớm khắc phục tình trạng tách biệt, phân tán giữa sử dụng vốnđầu tư XDCB với vốn sự nghiệp đầu tư, giữa vốn đầu tư với vốn tín dụng, giữa nguồn vốnđầu tư trực tiếp của ngân sách với vốn hỗ trợ lãi suất vốn vay như hiện nay. Cơ quan đứng ra quản lý, điều hoà sự phối kết hợp các nguồn vốn trong đầu tư phát triển phải là Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
Lập ra đường dây nóng
Lập ra “đường dây nóng” thuộc lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố để tiếp nhận mọithông tin liên quan đến những vướng mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc thực hiện thủ tục đầu tư để xử lý nhanh nhất. “Đường dây nóng” có nhân viên trực liên tục trong ngày để nhận thông tin phản ánh, yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc xử lý các thông tin thông qua “đường dây nóng” có thể bằng nhiều cách phù hợp:
-  Gửi trực tiếp đến cơ quan liên quan yêu cầu xử lý và trả lời.
-   Thông qua công văn, ý kiến của Uỷ ban nhân dân thành phố.
-   Giải thích trực tiếp nếu có thể.
2.   Điều chỉnh cơ cấu đầu tư
Theo định hướng phát triển kinh tế ư xã hội giai đoạn 2001 ư 2005, thì cơ cấu kinh tế của thủ đô Hà Nội vẫn là công nghiệp ư dịch vụ ư nông nghiệp. Cho nên, cơ cấu đầu tư trong thời gian tới cần:
- Tăng tỷ trọng đầu tư cho các ngành sản xuất trực tiếp tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và giảm mạnh tỷ trọng đầu tư cho các ngành phi sản xuất vật chất.
Trong công nghiệp: quy mô và tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp tăng nhanh hơn giai đoạn 1996 ư 2000, nhưng chuyển dần sang ưu tiên cho các ngành công nghệ cao, công nghiệp cơ ư kim khí, điện ư điện tử và công nghệ tin học, các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sản phẩm xuất khẩu, thu hút nhiều lao động. Về cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ, hướng đầu tư vào lấp đầy khu công nghiệp, khu chế xuất, mở mang thêm một sốkhu công nghiệp vừa và nhỏ.
Trong dịch vụ: đầu tư phát triển du lịch, văn hóa gắn liền với môi trường sinh thái và bảo vệ bản sắc dân tộc của thủ đô. Phát triển các dịch vụ tài chính và thị trường chứng khoán. Đồng thời thành phố cần tập trung đầu tư mạnh để hỗ trợ sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
Trong nông nghiệp: tập trung đầu tư chếđa dạng: vốn cấp phát (đầu tư XDCB tập trung), vốn tín dụng đầu tư, vốn tích lũy của doanh nghiệp, vốn huy động của các thành phần kinh tế và dân cư, vốn trong nước và vốn ODA. Tuy vậy, sắp tới việc tiếp tục vận dụng linh hoạt hình thức đầu tư để nâng cao hơn hiệu quả đầu tư là việc cần được thành phố lưu ý. Trong đó cần mở rộng các hình thức:
-     Đầu tư vốnbiến nông sản thực phẩm, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ: Cần tăng mạnh đầu tư phát triển các thị trấn, thị tứ và mở rộng đầu tư ra ngoại thành. Việc thực hiện cơ cấu đầu tư cho dù theo nguồn vốn đầu tư hay theo ngành và lãnh thổ cũng còn phải đặc biệt lưu ý cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư. Thành phố cần có quy định rõ mứcđáp ứng cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư đối với“mồi”      để     xâydựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và khu chế xuất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất có quy mô quá lớn, chỉ phù   hợp   thu hút 
‘ Bên cạnh các khu công nghiệp cóquymôlớn,cần tiếptụchìnhthành một số khu công nghiệp nhỏ (diện tích 10ư15ha)’
từng loại dự án đầu tư. Các dự án đầu tư sản xuất, nếu vốn thiết bị có tỷ trọng dưới 50% cần nên xem xét cụ thể mới quyết định đầu tư. 
3.   Linh hoạt hóa hình thức đầu tư
Về cơ chế, lâu nay việc sử dụng vốn đầu tư do thành phố quản lý đang có xu hướng chuyển dần từ hình thức cấp phát không hoàn lại sang hình thức cấp phát có hoàn lại (tín dụng đầu tư). Trong cấp phát không hoàn lại, chủ yếu được cấp phát để thực hiện dự án đầu tư, nhưng từ năm 1998, thành phố đã vận dụng hình thức cấp phát sau khi chủ dự án đã thực hiện dự án đầu tư. Trong cơ cấu vốn đầu tư vào một dự án đầu tư, vừa qua đã xuất hiện một số dự án có cơ cấu vốn đầu tư tổng hợp,các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đòi hỏi rất lớn. Do vậy phải kéo dài thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng, làm giảm hiệu quả vốnđầu tư. Cần tiếp tục hình thành một số khu công nghiệp nhỏ (diện tích 10 ư 15ha) vừa đủ khả năng tập trung vốn đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện sớm thu hút các nhà đầu tư lấp đầy dự án.
-   Đầu tư vốn “mồi” để xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn. Nhà nước chỉđầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đếnđiểm đầu mối còn công trình từ điểm đầu mốiđến người sử dụng có thể huy động các nguồn vốn khác. Hình thức đầu tư này phù hợp với
‘Để xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, Nhà nước chỉ cần đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đến điểm đầu mối, còn công trình từ điểm đầu mốiđến  người  sử  dụng  có  thể huyđộng các nguồn vốn khác’ 
xây dựng các công trình như: trạm điện, đường giao thông liên huyện và liên xã, trạm cấp nước, kênh mương tiêu úng chính.
-   Ngân sách địa phương bảo lãnh cho các chủ dự án đầu tư vay vốn ngân hàng thương mại, huy động vốn của dân cư để đầu tư vào dự án.
-   Đầu tư vốn vào các quỹ đầu tư của thành phố trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Đây cũng là hình thức đầu tư vốn “mồi” gián tiếp, hình thành vốn điều lệ để các quỹ đầu tư huy động các nguồn vốn khác và đầu tư vào các dự án đầu tư.
-   Đầu tư bằng quỹ đất, quỹ nhà vào các dự án đầu tư thông qua đấu thầu.
-   Đầu tư nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư thông qua các dự án hợp tác đào tạo nhân lực.
-    Đầu tư vào các dự án quản lý và giải phóng mặt bằng xây dựng đô thị. Lâu nay chi phí đầu tư giải phóng mặt bằng được cơ cấu trong tổng dự toán đầu tư của dự án đầu tư. Việc này không những phản ánh không chính xác tương quan suất đầu tư của từng dự án đầu tư khác nhau mà vấn đề còn ở chỗ:
+ Do phải có vốn mới tổ chức đền bù được nên dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng chậm.
+ Do việc xác định chi phí đền bù để lập dự toán đầu tư thường không chính xác nên phải điều chỉnh mức vốn đầu tư.
+ Ngoài ra, do không được tổ chức quản lý mặt bằng theo quy hoạch và giải phóng mặt bằng sớm đã dẫn dến tình trạng lấn chiếm, xây dựng sai quy hoạch gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng trước thi công.
 4.    Đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng xây dựng
Để cải thiện và đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, thành phố cần tập trung vào một số biện pháp:
ưKiện toàn và nâng cao năng lực Ban quản lý giải phóng mặt bằng các cấp của thành phố.
+ Để hoạt động có hiệu quả, Ban này có cơ cấu đủ chuyên môn và đại diện ủy ban nhân dân quận, huyện. Trong đó phải có bộ phận chuyên trách.
+ Nguồn tài chính phục vụ hoạt động của Ban từ kinh phí ngân sách thành phố và tiền phạt hành chính vi phạm quy hoạch đô thị theo nguyên tắc quản lý tài chính Nhà nước.
ưRà soát lại toàn bộ các văn bản về cơ chế chính sách quy định liên quan đến giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố, để điều chỉnh, sửa đổi, cụ thể hóa các văn bản chưa
đủ đáp ứng (trong thẩm quyền của thành phố) hoặc đề nghị Chính phủ cho ý kiến. Đặc biệt,trong việc hoàn thiện văn bản cần lưu ý:
+ Phân loại đất đảm bảo cơ sở khoa học và sát thực tiễn.
+ Giá đất nông nghiệp trong quá trình nông thôn chuyển sang đô thị hóa phải nâng lên mức cao hơn, mức chênh lệch giữa giá đất đền bù và giá đất trong dự án đầu tư (đã thu hồi) hiện nay là quá cao nên khó khăn cho việc thu hồi đất.
+ Mốc lịch sử để tính giá đất và cấp quyền sử dụng đất không nên chia ra nhiều giai đoạn như hiện nay. sau khi tái định cư phải chuyển đổi nghề nghiệp kinh doanh. Thực tế này đòi thành phố không chỉ quan tâm đến số tiền đền bù là nhà, đất mà cần tính đến có sự hỗ trợ nhất định cho các hộ dân khi tái định cư phải chuyển đổi nghề nghiệp.
- Công khai hóa cơ chế chính sách đền bù và nâng cao công tác tuyên truyền, vận động
Việc không công khai hóa cơ chế chính sách đền bù vô hình trung tạo cơ hội nảy sinh các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Mặt khác, điều đó dẫn đến sự hiểu biết, vận dụng thực hiện khác nhau giữ. 
- Nâng cao tráchnhiệm và hiệu quả công tác quy hoạch xây dựngThời gian qua, công tác quy hoạch chưa quan tâmđúng mức đến tính phức tạp của giải phóng mặt bằng dẫn đến chi phí đền bù lớn, hiệu quả của dự án sau đầu tư thấp nhưng trách nhiệm của cơ quan quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức.
ư Lập quy hoạch các 
‘ Cần phân loạiđất khi giải phóng mặt bằng; nâng giáđất nông nghiệp lên cao hơn; không nên chia mốc lịch sử để tính giá đất và cấp quyền sử dụng đất ra nhiều giai đoạn như hiện nay’
các địa phương gây nghi ngờ cho nhân dân. Vì vậy, trên cơ sở cơ chế chính sách, quy định về giải phóng mặt bằng phải tổ chức tuyên truyền, công khai rộng rãi, vận động nhân dân tự nguyện chấp hành việc giải tỏa.
-ápdụng biện pháp cưỡng chế Trong công tác giải phóng mặt bằng, việc giải tỏa nhà ở của dân cư không thể nói 100% là “thông đồng bén giọt”. Vì vậy, biện pháp cuối cùng khi đã sử dụng mọi biện pháp  cần  thiết  mà  người  dân khu đất phục vụ dãn dân, di dân, xây dựng các khu tái định cư và định cư tạm thời phục vụ giải phóng mặt bằng, đồng thời bố trí một lượng vốn đầu tư đáng kể để thực hiện các dự án đầu tư phục vụ tái định cư do giải phóng mặt bằng.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp Đa số người dân có nhà mặt tiền bị giải tỏa không tự nguyện thực hiện là sử dụng biện pháp cưỡng chế. Song việc cưỡng chế phải thực hiện đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm và theo pháp luật. 
5.   Bảo đảm quy trình đầu tư
Theo cơ chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành, thì trình tự đầu tư gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư; kết thúc xâydựng, đưa dự án vào khai thác, sử dụng.Có nhiều biện pháp cần tăng cường để bảođảm quy trình đầu tư nhưng ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh, cần thực hiện nghiêm túc các quy định về đấu thầu và chỉ định thầu. Nghị định 88/NĐưCPvà Nghị định 14/NĐưCP đã quy định chặt chẽ việc thực hiện quy trìnhđấu thầu và chỉ định thầu. Tuy vậy, cụ thể hóa hơn nữa một số điểm cần thiết ở cấp thành phố là việc nên làm bảo đảm nguyên tắc không gây phiền hà thủ tục cho nhà đầu tư.Đơn cử ra đây một vài vấn đề cần có văn bản cụ thể hóa hơn:
-   Về giá xét thầu, quy chế mới đã bỏ giá sàn và chỉ có giá trần và tổng mức đầu tư của dự án, đây là “mốc” quan trọng để xem xét kết quả trúng thầu. Nhưng thực tế nhiều đơn vị dự thầu chỉ bỏ thầu với giá từ 60 ư 65% giá trần. Đây là phá giá và chắc chắn gây tổn hạiđến công trình. Việc này cần có quy định cụ thể hơn khi xem xét đơn giá của từng gói thầu.
-   Về chỉ định thầu, cần có quy định cụ thể là chủ đầu tư phải làm rõ một số vấn đề trước khi quyết định chỉ định thầu, như: Lý do chỉ định thầu, vì sao chọn đơn vị được chỉ định thầu, trách nhiệm của chủ đầu tư đối với chủ thầu, các dự án có xây lắp nhất thiết phải có thiết kế dự án được duyệt. 
6.   Nâng cao hiệu quả kế hoạch hóa vốn đầu tư
Đối với các nguồn vốn khác do thành phố quản lý, nhìn chung việc triển khai kế hoạch hóa vốn đầu tư còn nhiều phức tạp, khó khăn. Chất lượng công tác kế hoạch hóa vốn đầu tưchưa cao trong thời gian qua tác động không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng vốn đầu tư tập trung do thành phố quản lý. Để cải thiện hiệu quả công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư do thành phố quản lý trong thời gian tới, cần lưu ý:
Định hướng đầu tư từng thời kỳ (giai đoạn 5 năm) Trên cơ sở định hướng để xây dựng các chương trình, cụm công trình đầu tư trọng điểm gắn liền với chương trình phát triển kinh tế ư xã hội mà Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua, và trên cơ sở cân đối, sắp xếp các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư, hình thành danh mục đầu tư cho cả giai đoạn và từng năm để xây dựng kế hoạch huy động, khai thác nguồn vốn đầu tư đáp ứng. Dĩ nhiên, việc lựa chọn dự án đầu tư phải trên cơ sở cân đối với khả năng huy động và nguồn vốn đầu tư. 
Bố trí vốn đầu tư
Trên cơ sở điều kiện ghi vốn đầu tư theo cơ chế quản lý vốn đầu tư của Chính phủ, Thành phố phải:
- Kiên quyết loại khỏi danh mục bố trí vốn hàng năm đối với các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư (trừ ngoại lệ đối với một số dự án đặc thù theo quy định), và dự án hiệu quả kinh tế
-   xã hội chưa rõ ràng. Ưu tiên các dự án đầu tư thực hiện tiến độ nhanh để dứt điểm, rút ngắn thời gian thực hiện đầu tư. Về quan điểm, việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư phải căn cứ cả tiến độ thực hiện dự án để xem xét.
- Hạn chế tối đa việc bố trí vốn dàn trải và kéo dài nhiều năm. Các dự án nhóm C chỉ nêntối đa là 2 năm. Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư phải có cơ cấu hợp lý tạo nguồn đẩy nhanh giai đoạn chuẩn bị đầu tư, trong đó tập trung xử lý vốn giải phóng mặt bằng. 
Phạm vi kế hoạch hóa vốn đầu tư
-   Để chủ động cân đối khả năng huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư ĐT XDCB tập trung, phát triển kinh tế ư xã hội thủ đô Hà Nội, yêu cầu công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư do thành phố quản lý phải được thực hiện trên tất cả các nguồn vốn do phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Kho bạc nhà nước Hà Nội. Với việc này, vừa gây khó khăn cho công tác tổng hợp thực hiện kế hoạch vốn đầu tư kịp thời để cung cấp số liệu và có căn cứ làm tham mưu cho ủy ban nhân dân thành phố, vừa gây khó khăn cho các sở, quận, huyện và chủ đầu tư trong việc chấp hành cơ chế quản lý vốn đầu tư của Nhà nước. Vì vậy thiết nghĩ thành phố phải xử lý sớm, và nên quy định Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối của thành phố trong việc thực hiện kế hoạch hóa vốn đầu tư do thành phố quản lý.
‘ Kiên quyết loại khỏi danh mục bố trí vốn hàng năm đối với các dự án chưa  đủ  thủ tục đầu tư (trừ ngoại lệ đối với một số dự án đặc thù theo quy định), và dự án hiệu quả kinh tế ư xã hội chưa rõ ràng’ 
thành  phố quản lý. Ngoài ra ở cấp thành phố phải   tổng  hợp được khả năng huy động và nhu cầu sử dụng vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác trên địa bàn.
- Kế hoạch hóa vốn đầu tư phải được tập trung về một đầu mối theo dõi ở
7.   Hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả đầu tư
Việc đánh giá hiệu quả đầu tư là khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý đầu tư. Trong thời gian tới, cần coi trọng hơn các nội dung và khía cạnh sau: 
Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư
Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư (tỷ trọng của Hà Nội và so với cả nước); tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và sử dụng vốn đầu tư; tỷ trọng thực hiện kế hoạch vốn đầu tư; số lượng và cơ cấu dự án đầu tư, đối tác đầu tư.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
thành phố nhưng nguyên tắc là được xây dựng từ cấp cơ sở. Cấp trên chỉ tham gia định hướng đầu tư cho cấp dưới chứ không ấn định dự án đầu tư cho cấp dưới. Hiện nay các nguồn vốn đầu tư do thành phố quản lý đang có 5 đầu mối tổng hợp xét duyệt kế hoạch là: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Vật giá, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ  
vốn đầu tư
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP/người, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, số lao động thu hút, thu nhập của người lao động, chỉ số ICORs.
Thời gian đánh giá hiệu quả đầu tư
Đánh giá theo kỳ kế hoạch, đánh giá 6 tháng, quí và phạm vi cho phép và đánh giá
 
 
Việc đánh giá hiệu quả đầu tư lâu nay chỉ
được đề cập đến khi thẩm định dự án đầu tư
để quyết định đầu tư. Mà ở giai đoạn này cơ quan thẩm định chỉ tập trung thẩm định:
ư Đối với dự án đầu tư có hoàn vốn (sử dụng vốn vay) thì, cơ quan cho vay tập trung thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư có bảo đảm khả năng hoàn vốn.
ưĐối với dự án đầu tư XDCB tập trung (sử dụng vốn cấp phát của ngân sách) thì, cơ quan quản lý cấp phát với tập trung thẩm
định hiệu quả kinh tế ư xã hội một cách chung chung.
ưCác dự án sử dụng vốn sự nghiệp hoặc dự án nhóm C có tổng dự toán thấp thường không thẩm định hoặc thẩm định còn sơ sài. Cơ quan quản lý bị động trong việc cung cấp số liệu cho cấp trên chỉ đạo, điều hành quản lý vốn đầu tư. Số liệu không được cập nhật
đầy đủ và kịp thời, nên chất lượng phân tích hiệu quả đầu tư chưa cao.
Do không theo dõi, phân tích kịp thời hiệu quả của dự án đầu tư trong quá trình thực hiện nên không đủ thông tin để kiên quyết dừng bố trí vốn đối với dự án biểu hiện hiệu quả  kinh  tế ư  xã hội  chưa  rõ  ràng. Không
đánh giá cụ thể được hiệu quả sau đầu tư của từng dự án đầu tư đã gây ra sự thiếu vắng luồng thông tin tin cậy nhất phục vụ điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp. Thiếu thông tin
đồng bộ để đánh giá công tác quản lý vốn
đầu tư XDCB tập trung của thành phố; sở, ngành; quận, huyện và chủ đầu tư.
 
thường xuyên đối với các dự án đầu tư trong quá trình thực hiện. 
Trách nhiệm của các cấp quản lý và cơ quan liên quan
Quy định đầu mối đánh giá hiệu quả đầu tư; trách nhiệm thống kê, tổng hợp, theo dõi, phân tích và đánh giá của cơ quan đầu mối quản lý vốn đầu tư (bao gồm đầu mối thành phố; từng sở, ngành; quận, huyện; cơ chế thưởng, phạt trong việc hoàn thành nhiệm vụ theo dõi, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư.
Cơ chế thưởng phạt trong quản lý đầu tư
Cơ sở để thưởng phạt là mức độ hiệu quảđầu tư đã được đánh giá; nguồn ngân sách để chi thưởng: trích một tỷ lệ nhất định nguồn vốn đầu tư của ngân sách thành phố để hình thành Quỹ thưởng phạt mức độ đạt hiệu quảđầu tư; thu từ tiền phạt không đạt hiệu  quảđầu tư và nguồn khác (nếu có); đối tượng thưởng, phạt: chủ dự án đầu tư; đơn vị và cá nhân trong bộ máy quản lý vốn đầu tư từ thành phố đến xã, thị trấn.Tóm lại, để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thủ đô, cần có sự tham giađồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và trong tất cả các khâu liên quan đến huy động và sử dụng vốn ĐT XDCB, mà 7 giải pháp trên chỉ là những nội dung quan trọng nhất ./.