Giá thuốc tăng: một số nguyên nhân và giải pháp

01/04/2004

Trương Hồng Dương, cử nhân luật

Một số nguyên nhân
 Cơ chế quản lý thuốc
 Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì một loại thuốc được cấp số đăng ký lưu hành chỉ do một doanh nghiệp nhập khẩu thuốc được quyền nhập khẩu (không cho phép doanh nghiệp khác có chức năng nhập khẩu thuốc được phép nhập khẩu loại thuốc đó) hoặc phải chi hoa hồng để được uỷ thác nhập khẩu làm nhiệm vụ phân phối lại đối với doanh nghiệp kinh doanh thuốc chưa được Bộ Y tế xác nhận là doanh nghiêp nhập khẩu thuốc. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp nhập khẩu thuốc độc quyền về số lượng thuốc nhập khẩu và tự định đoạt giá thuốc trên thị trường, đồng thời tạo đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhập khẩu loại thuốc đã đăng ký lưu hành không trực tiếp nhập khẩu mà uỷ thác nhập khẩu để hưởng hoa hồng. Thứ hai, quy định tại Mục II của Thông tư số 19/2001/TTưBYT ngày 28/8/2001 của Bộ Y tế về hướng dẫn điều kiện nhập khẩu trực tiếp thuốc phòng, chữa bệnh cho người thì điều kiện để trở thành doanh nghiệp nhập khẩu thuốc còn có nhiều rào cản kỹ thuật như: điều kiện về kho bảo quản thuốc, về vận chuyển thuốc phải đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt bảo quản thuốc’ (GSP), về kinh nghiệm kinh doanh thuốc (phải hoạt động 3 năm trở lên), về tài chính (doanh số nhập khẩu uỷ thác của năm gần nhất phải đạt tuơng đương 01 triệu USD Mỹ và đối tác nước ngoài phải là công ty dược được Bộ y tế cấp giấy phép, các điều kiện cụ thể khác và cấp giấy xác nhận cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc có đủ các điều kiện thực hiện  chức năng nhập khẩu thuốc (giấy phép con) . Các điều kiện trên đây đã làm hạn chế số doanh nghiệp kinh doanh thuốc tham gia vào hoạt động nhập khẩu thuốc. Thứ ba, việc áp giá tính thuế nhập khẩu thuốc của một số cơ quan chức năng chưa thống nhất, tuỳ tiện do thiếu văn bản pháp lý hoặc thiếu hướng dẫn cụ thể dẫn đến tình trạng mỗi nơi tính thuế theo cách hiểu riêng của mình. Việc áp mã thuế với một số thuốc chữa bệnh là 0ư10% nhưng Hải quan lại áp dụng mã thuế như đối với mỹ phẩm từ 20%ư 40%. Một số cửa khẩu còn áp mã thuế theo phương pháp dựa vào giá bán lẻ trên thị trường. Thứ tư, các hãng thuốc nước ngoài được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ, được độc quyền nhập khẩu và phân phối đối với thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc hợp thức hoá việc phân phối trên thị trường Việt Nam bằng các bản hợp đồng phân phối mang tính hình thức giữa các hãng thuốc nước ngoài và doanh nghiệp kinh doanh thuốc của Việt Nam. Điều này đã tạo ra sự độc quyền về chủng loại thuốc và giá thuốc lưu thông trên thị trường. Trường hợp Công ty Zuelling Pharma VN (ZPV) là ví dụ điển hình (Xem ví dụ ở Hộp 2). Thứ năm, Nhà nước chưa có cơ chế kiểm soát giá thuốc, nên đã tạo cơ hội để các nhà nhập khẩu và phân phối thuốc tự định đoạt giá theo cơ chế thị trường tự do, thiếu sự định hướng của Nhà nước. Thứ sáu, thuốc trước khi đến với người tiêu dùng phải phải gánh quá nhiều chi phí như: hoạt động quảng cáo, tiếp thị và các chi phí trung gian khác để được phép nhập khẩu thuốc. Hay nói cách khác, thuốc phải đi vòng vèo qua nhiều tầng nấc, nhiều khâu trung gian trước khi đến với cơ sở y tế, người tiêu dùng, là lý do đội giá thuốc. Thứ bảy, do còn buông lỏng công tác quản lý trong việc kê đơn của bác sĩ và hoạt động thanh tra, kiểm tra yếu đối với việc nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc; công tác giáo dục y đức chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng, bác sĩ tuỳ tiện kê đơn, dược sĩ tuỳ tiện thay đổi thuốc nhằm mục đích thu hoa hồng.  Thứ tám, trước những bức xúc của công luận xã hội về giá thuốc đang có chiều hướng tăng lên   “chóng mặt” , mới đây, Bộ Y tế đề nghị Chính phủ cho phép nhập khẩu song song . Đây là một trong những giải pháp để bình ổn giá thuốc trong nước, theo đó, khi thị trường có sự biến động bất thường về giá thuốc gây ảnh hưởng và tác động xấu đến kinh tếư xã hội của đất nước thì Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền cho phép một hoặc một số doanh nghiệp nhập khẩu thuốc được phép nhập khẩu loại thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành cho một doanh nghiệp nhập khẩu thuốc khác đăng ký. Về cơ chế này, theo một số doanh nghiệp nhập khẩu thuốc Việt Nam (Ông Nguyễn Doãn Linhư Phó Giám đôc Công ty dược phẩm Trung ương 2ư Codupha) chỉ là “ giải pháp nhất thời để bình ổn giá” mà chưa tạo ra cơ chế bình đẳng để mọi doanh nghiệp nhập khẩu thuốc đều được phép nhập khẩu song song theo tiêu chí cụ thể quy định trong luật hoặc thông qua cơ chế đấu thầu. Mặt khác, hạn chế của cơ chế nhập khẩu song song là đưa doanh nghiệp được chỉ định nhập khẩu song song vào thế bị động, không nhanh nhạy, kịp thời và không đáp ứng được yêu cầu bức xúc của thị trường trong một thời gian ngắn, vì các doanh nghiệp này chí ít cũng bị hạn chế thông tin thị trường và mối quan hệ với hãng thuốc so với doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu loại thuốc đó. Nguồn vốn và các thủ tục hành chính cũng là những yếu tố hạn chế sự nhanh nhạy, kịp thời trong việc nhập khẩu và cung cấp thuốc của doanh nghiệp. Hơn nữa, cơ chế nhập khẩu song song gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp bởi điều kiện “thuốc nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy phép lưu hành tại  nước công nhận tư cách pháp nhân của nhà sản xuất hoặc tại nước mà thuốc đó đang lưu hành”. Ngoại trừ Tây Ban Nhaư một số nước thành viên của Liên minh châu Âu, thì các nước còn lại trong khu vực và trên thế giới quy định chỉ cấp một lần duy nhất giấy phép lưu hành thuốc, không cấp phép lưu hành cho bên thứ ba trừ khi nhà sản xuất đó thay đổi công thức, sang nhượng bản quyền hoặc thay đổi nhà máy sản xuất. Năng lực của các cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cạnh tranh thấp Thông tin trong Hộp 1 cho thấy, năng lực của các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước kém về trình độ công nghệ, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài và không có khả năng sản xuất các loại biệt dược đã tạo cơ hội cho sự độc quyền về chủng loại thuốc và giá thuốc do các hãng sản xuất thuốc nước ngoài áp đặt. Hay nói cách khác, khả năng cạnh tranh rất hạn chế. Công tác tuyên truyền Công tác tuyên truyền, tiếp thị cho các loại thuốc ngoại được thực hiện sâu rộng, có tổ chức mạng lưới khá chặt chẽ và với chi phí cao đã tác động tích cực tới tâm lý và thói quen sử dụng thuốc ngoại. Thuốc do các hãng nước ngoài sản xuất (Parcetamon, Panaldon, Vi ta min E..) đều được quảng cáo vào thời điểm vàng (trước và trong các chương trình phim, văn hoá, văn nghệ, thể thao), tập trung số lượng đông người xem. Họ lại sẵn sàng cho phí cao cho mạng lưới cộng tác viên tiếp thị đến tận các cơ sở y tế và cửa hàng bán thuốc lẻ. Trong khi đó, công tác tuyên truyền về chất lượng và khuyến khích  việc sử dụng thuốc nội lại rất hạn chế. Việc giáo dục y đức trong các cơ sở y tế có phần coi nhẹ, chưa có chế tài xử lý, do đó, một số các bác sĩ và dược sỹ trong các cơ sở y tế đã tự nguyện tham gia vào quá trình tiếp thị, tuỳ tiện kê đơn hoặc thay đổi các loại thuốc do các hãng thuốc nhập khẩu để được hưởng hoả hồng và hạn chế kê đơn thuốc nội (chỉ kê đơn thuốc nội đối với trường hợp được bảo hiểm xã hội hoặc các trường hợp được giảm hoặc miễn tiền thuốc trong các chương trình, dự án).
Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan làm tăng giá thuốc như đã phân tích, giá thuốc lưu thông trên thị trường nước ta trong thời gian vừa qua còn bị sự chi phối tác động của các yếu tố: tỷ giá ngoại tệ, vàng trên thế giới luôn thay đổi, biến động và có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây; giá nguyên liệu sản xuất thuốc trên thị trường thế giới cũng có xu hướng tăng lên; nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc trong nước bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; công nghệ sản xuất thuốc trong nước lạc hậu hoặc mới được trang bị nên chi phí đầu tư lớn; trình độ tổ chức và quản lý còn bất cập, chưa phù hợp với cơ chế thị trường; thông tin về thị trường về thuốc còn hạn chế.
Giải pháp
 Mở rộng thị trường nhập khẩu thuốc Một câu hỏi đặt ra, có nên tiếp tục phân biệt về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp kinh doanh thuốc với doanh nghiệp kinh doanh thuốc có chức năng nhập khẩu thuốc không? Quan điểm đồng ý với việc phân biệt cho rằng nếu không phân biệt, sẽ xuất hiện những doanh nghiệp kinh doanh thuốc không có đủ các điều kiện về bảo quản, vận chuyển, tài chính, kiểm tra, kinh nghiệm quản lý thuốc, trình độ cán bộ... làm ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng của thuốc. Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, đối với cơ quan quản lý nhà nước về thuốc, thì điều quan trọng trước tiên là quản lý về chất lượng thuốc trên thị trường mà không cần lưu tâm quá nhiều đến điều kiện kho bãi, vận chuyển thuốc, khả năng tài chính, trình độ chuyên môn của doanh nghiệp vận chuyển... và các điều kiện khác, vì các điều kiện này gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp và chất lượng thuốc trên thị trường. Khi chất lượng thuốc kém thì bên cạnh quyền và lợi ích của doanh nghiệp bị thiệt hại, doanh nghiệp còn bị xử lý bằng các chế tài hành chính hoặc hình sự. Các điều kiện đó đã gắn liền với quyền và lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh thuốc. Trong thực tiễn, trường hợp doanh nghiệp không có kho bãi bảo quản hoặc không có phòng kiểm nghiệm thuốc để lưu giữ, kiểm tra đối chiếu chất lượng thuốc thì doanh nghiệp vẫn có thể thuê nơi bảo quản, thuê cơ quan, tổ chức dịch vụ kiểm tra để bảo quản, lưu giữ hoặc kiểm định chất lượng thuốc mà mình đã mua. Vì lợi ích riêng, cũng chẳng có doanh nghiệp nào lại “dại khờ” không bảo quản thuốc để thuốc bị hỏng. gây thiệt hại kinh tế cho chính bản thân doanh nghiệp, mất uy tín trên thị trường và gánh chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy, cơ chế phân biệt chặt chẽ hiện hành đối với doanh nghiệp nhập khẩu thuốc  chưa phù hợp với tinh thần cải cách hành chính và cơ chế thị trường, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo độc quyền cho một số doanh nghiệp nhập khẩu thuốc, làm tăng chí phí đầu vào để đẩy giá thuốc lên cao. Để phù hợp với tinh thần cải cách hành chính, tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước trong quá trình nhập khẩu thuốc, đề nghị xoá bỏ những rào cản không cần thiết theo hướng: các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh thuốc khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật được phép nhập khẩu thuốc . Quy định theo hướng trên thực chất nhằm bãi bỏ hình thức công nhận doanh nghiệp đủ các điều kiến nhập khẩu thuốc của Bộ Y tế (Cục quản lý dược) mà thực chất là hình thức cấp giấy phép kinh doanh. Để tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp kinh doanh thuốc đều có thể nhập khẩu loại thuốc đã có số đăng ký, đề nghị quy định cơ chế theo hướng sau: Giao Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc được phép sử dụng trên thị trường Việt Nam . Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc đăng ký việc nhập khẩu thuốc căn cứ vào danh mục này (không hạn chế số doanh nghiệp nhập khẩu đối với cùng một loại thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành). Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký thuốc lưu hành trên thị trường Việt Nam, theo đề nghị của các hãng sản xuất thuốc hoặc của doanh nghiệp kinh doanh thuốc, Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành loại thuốc đó cho mọi doanh nghiệp kinh doanh loại thuốc đó với mã số riêng.
Quy định theo hướng này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, tránh đặc quyền, độc quyền, đồng thời, có khả năng kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam. Điều kiện xét cấp số đăng ký lưu hành Để tăng cường và nâng cao công tác quản lý nhà nước về chất lượng thuốc trên thị trường, theo tôi, thuốc lưu thông trên thị trường cần có đủ những điều kiện sau đây: a) Thuốc đã qua thử nghiệm lâm sàng trong nước hoặc đã qua thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài và được lưu hành trên thị trường ở một nước trên thế giới với thời hạn ít nhất là 5 năm có đủ hồ sơ hợp lệ về thử nghiệm thuốc; b) Bảo đảm chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường Việt Nam như đã đăng ký trong hồ sơ được cơ quan có thẩm quyền quản lý về thuốc phê duyệt; c) Thuốc phải dán tem theo quy định của pháp luật; d) Giá thuốc nhập khẩu và đăng ký bán trên thị trường Việt Nam phải phù hợp với chính sách về giá thuốc của Việt Nam và không được cao hơn giá thuốc bán tại thị trường của một nước có điều kiện kinh tế, thương mại và y tế tương đương như Việt Nam; đ) Thời hạn thuốc khi nhập khẩu vào Việt Nam phải còn ít nhất 12 tháng, trừ những trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Đối với loại thuốc thành phẩm phòng, chữa bệnh cho người mà chưa có số đăng ký, thuốc bị hạn chế nhập khẩu, vác xin sinh phẩm miễn dịch, thiết bị y tế có khả năng ảnh  hưởng đến sức khoẻ con người...thì cơ chế nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. Đề xuất quy định trên đây xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, Đối với thuốc đã qua nghiệm lâm sàng và được lưu hành trên thị trường quốc tế thì chúng ta không cần tiến hành thử nghiệm lâm sàng nữa, vì đã được thử lâm sàng theo thủ tục chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế. Hơn nữa, hệ thống và thủ tục thử nghiệm lâm sàng của nước ta hiện nay chưa thể khẳng định tốt hơn của các nước khác. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, khí hậu, môi trường, sức khoẻ ở mỗi nước, mỗi vùng địa lý khác nhau thì hiệu quả và tác dụng của thuốc có thể khác nhau, tuy không có sự khác biệt cơ bản về tính năng và tác dụng đối với con người. Vì vậy, bên cạnh các điều kiện và yêu cầu về chất lượng thuốc, chúng ta cần quy định thời gian thuốc đã được lưu hành trên thị trường các quốc gia khác tối thiểu là năm năm kể từ khi được phép lưu hành với hồ sơ đầy đủ về việc thử nghiệm thuốc để có thể phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện kịp thời những bất lợi của thuốc trước khi lưu hành trên thị trường Việt Nam. Đối với thuốc chưa thử nghiệm thì tất nhiên phải qua thử nghiệm lâm sàng. Thứ hai, một trong những hạn chế của việc kiểm nghiệm chất lượng thuốc trước khi cho phép lưu hành là kiểm nghiệm mẫu theo từng lô hàng, do đó, không tránh khỏi thuốc đã kiểm nghiệm, vì nhiều lý do có thể có chất lượng không tốt trong thời gian lưu thông. Vì vậy, cần phải quy định trách nhiệm pháp lý về chất lượng thuốc đối với doanh nghiệp nhập khẩu thuốc và phân phân phối thuốc khi thuốc đang lưu thông trên thị trường. Thứ ba, để có thể quy định trách nhiệm về chất lượng thuốc đối với người bán hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng thuốc có điều kiện kiểm tra về thời hạn thuốc trước khi quyết định sử dụng thì thuốc cần phải dán tem theo quy định của pháp luật. Thứ tư, hiện nay có một số thuốc trên thị trường Việt Nam được bán với giá cao hơn thị trường một số nước trong khu vực và trên thế giới. Để khắc những yếu tố bất lợi về giá thuốc trên thị trường do sự độc quyền của các nhà sản xuất và phân phối thuốc, nên có quy định giá thuốc lưu thông trên thị trường Việt Nam không được cao hơn giá thuốc cùng loại bán trên thị trường một nước có điều kiện kinh tế, xã hội, thương mại và y tế tương đồng với Việt Nam. Cơ chế quản lý nhà nước về giá thuốc Thực tế hiện nay cho thấy, giá thuốc trên thị trường nước ta do các hãng sản xuất thuốc, doanh nghiệp phân phối thuốc tự định đoạt theo cơ chế thị trường tự do thiếu cơ chế định hướng và kiểm soát của Nhà nước. Theo kinh nghiệm quản lý về giá thuốc của các nước trên thế giới thì việc quản lý nhà nước về giá thuốc được thực hiện theo 3 mô hình sau: Thứ nhất: Mô hình theo cơ chế thị trường tự do. Giá thuốc được định đoạt theo cơ chế thị trường. Hay nói cách khác, Nhà nước cho phép nhà sản xuất chủ động xác định giá thuốc theo quy luật cung cầu. Mô hình này thường được áp dụng đối với các nước phát triển. Thứ hai: Mô hình Nhà nước kiểm soát  hoàn toàn giá thuốc: Nhà sản xuất trình cơ quan có thẩm quyền quản lý về thuốc, giá thuốc. Cơ quan này cho phép nhà sản xuất được phép cộng thêm thặng số bán buôn, bán lẻ theo tỷ lệ nhất định. Mô hình này được áp dụng đối với những nước đã tự chủ được phần lớn nhu cầu trong nước về thuốc cho người dân. Thứ ba: Mô hình hỗn hợp: Nhà nước định giá đối với thuốc thiết yếu, thuốc do Nhà nước đặt hàng, thuốc dùng cho đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế, các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi xã hội. Đối với những loại thuốc còn lại ( chủ yếu nhập từ nước ngoài), Nhà nước quy định thặng số lưu thông bán buôn, bán lẻ hoặc chỉ quy định thặng số khâu bán lẻ. Doanh nghiệp bán buôn căn cứ vào tỷ lệ thặng số bán buôn, giá nhập khẩu cùng các chi phí hợp lý khác thể hiện trên hoá đơn tài chính để tự quyết định giá thuốc trên thị trường. Đối với cơ sở bán lẻ thì căn cứ vào giá bán buôn và thặng số bán lẻ cùng các chi phí hợp lý khác thể hiện trên hoá đơn tài chính để tự quyết định giá bán lẻ. Mô hình này áp dụng chủ yếu đối với các nước chậm phát triển, nguồn thuốc còn bị phụ thuộc và chi phối từ nguồn thuốc nhập khẩu. Do nền công nghiệp dược của chúng ta chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về thuốc, hơn nữa, nền kinh tế nước ta điều tiết theo cơ chế thị trường có định hướng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì vậy, nên theo mô hình thứ ba, theo đó giá thuốc được điều tiết theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp, của người lao động nghèo và phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
 
Quản lý nhà nước về kê đơn thuốc và bán thuốc
Để thiết lập trật tự kỷ cương và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, đề nghị quy định vấn đề này trong các văn bản pháp luật theo hướng sau: 1. Thầy thuốc có trách nhiệm: ư Kê đơn bán thuốc theo mẫu đơn thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Đơn thuốc phải ghi 2 liên một liên lưu tại cơ sở y tế, một liên giao cho bệnh nhân; ư Chỉ được kê đơn thuốc ngoại khi không có thuốc nội thay thế hoặc trong những trường hợp thật cần thiết; ư Tuyên truyền cho người bệnh công dụng và hữu ích của thuốc nội; ư Nghiêm cấm việc chỉ dẫn cơ sở bán thuốc cho bệnh nhân; nhận tiền hoa hồng hoặc quà hoặc tiếp thị các loại thuốc tại cơ sở y tế; 2. Người bán thuốc có trách nhiệm ư Chỉ được bán thuốc theo đơn của bác sĩ; ư Dược sĩ có quyền thay thế thuốc ngoại khi không có thuốc nội thay thế. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất thuốc trong nước Trong những năm tới, bên cạnh xây dựng cơ chế để hạn chế sự độc quyền và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi trong lĩnh vực kinh doanh dược thì Nhà nước cần phải tập trung đầu tư nhiều hơn cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước; có cơ chế khuyến khích đầu tư đa dạng vào hoạt  động sản xuất dược phẩm ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu thuốc tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và phát triển công nghiệp dược của Việt Nam. Tăng cường công tác tuyên truyền Phải thừa nhận hiệu quả của công tác tiếp thị của các công ty dược phẩm nước ngoài, do đó, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền và phát động phong trào “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để khuyến khích nền công nghiệp dược phẩm trong nước phát triển. Đẩy mạnh hoạt động thông tin tiếp cận thị trường Công tác nắm bắt thông tin về thị trường trong lĩnh vực được đang là một khâu yếu. Có nắm bắt được thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác về thị trường mới giúp những nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quản lý nhà nước về dược cần hình thành một trung tâm cung cấp thông tin về thị trường thuốc trên thế giới và trong nước nhằm cung cấp và tư vấn các thông tin về thuốc nhanh, kịp thời, đầy đủ và chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước về dược thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược và giúp doanh nghiệp kinh doanh dược đưa ra những quyết định đầu tư có hiệu quả nhằm xâydựng một thị trường thuốc ổn định và phát triển./.