Đánh giá hiệu quả các chính sách và quy định pháp luật về doanh nghiệp phần mềm

01/03/2004

Trần Việt Dũng, Lê Thị Nam, Mai Hồng Quỳ: ThS, ThS, TS, ĐH Luật TP. HCM

Đến nay, không ai có thể phủ nhận vai trò của công nghệ thông tin như là một công cụ hữu hiệu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và nghiên cứu của các ngành khoa học. Không những thế, bản thân việc sản xuất phần mềm trong công nghệ thông tin đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng mang lại những lợi nhuận khổng lồ ở nhiều nước trên thế giới.  Việc phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam chỉ có thể thực hiện hiệu quả nếu các doanh nghiệp sản xuất phần mềm phát triển, tăng cao khả năng sản xuất và cạnh tranh. Từ góc độ khoa học pháp lý, việc nghiên cứu những đặc tính, đặc thù của hành lang pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp và các doanh nghiệp trong từng ngành công  nghiệp cụ thể nhằm giúp các cơ quan quản lý hoạch định, hoàn thiện khung chính sách và quy định điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp. Do tính chất đặc thù của sản phẩm phần mềm, các doanh nghiệp phần mềm (DNPM) cần có một số điều kiện riêng cho môi trường pháp lý của mình, nhất là trong vấn đề thiết lập và bảo về quyền sở hữu đối với sản phẩm phần mềm, chuẩn hoá những khái niệm, hành vi đặc thù của ngành trong những khái niệm, hành vi pháp lý truyền thống.
1.      Quy chế pháp lý hiện hành đối với doanh nghiệp phần mềm
 Để thực thi chủ trương phát triển ngành công nghiệp phần mềm thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/2000/QĐưTTg ngày 20/11/2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển CNPM, trong đó xác định rõ các chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ phần mềm (CNPM) mang tính đòn bẩy của Nhà nước, bao gồm: ưu đãi thuế quan, hỗ trợ tín dụng, ưu đãi sử dụng đất và thuê đất, bảo hộ bản quyền tác giả, ưu đãi trong sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông… Một điều không thể phủ nhận là: chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước đã tạo ra một môi trường thuận lợi giúp cho các DNPM phát triển rất nhanh trong vài năm trở lại đây. Trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ phần mềm, số lượng các doanh nghiệp đã gia tăng một cách đáng kể từ con số 50 doanh nghiệp  vào năm 1997 lên tới con số 610 doanh nghiệp vào năm 2002 . Doanh số của hoạt 1 động sản xuất kinh doanh phần mềm tại Việt Nam năm 2003 đạt gần 100 triệu USD, tăng 125% so với năm 2002 (75 triệu USD). Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện, các chính sách trên cũng đã cho thấy một số tồn tại và chưa thực sự hiệu quả như dự định ư chưa thực sự khuyến khích một cách tối đa sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm trực tiếp cũng như các doanh nghiệp hoạt động gián tiếp trong lĩnh vực phần mềm. Đã có hơn 68% các doanh nghiệp trong đợt điều tra khảo sát của chúng tôi có ý kiến cho rằng các quy định của Nhà nước chưa hiệu quả như họ mong đợi . Vậy, chính sách ưu 2 đãi của Nhà nước còn có những tồn tại nào? Nhìn một cách tổng quan, từ góc độ của những người người nghiên cứu pháp luật, chúng tôi thấy rằng, tồn tại đầu tiên chính là ở hệ thống các quy định pháp luật đối với CNPM. Chúng ta biết rằng, những lĩnh vực kinh tế quan trọng hiện nay đều có luật để điều chỉnh. Trong khi đó, công nghiệp phần mềm cũng là một ngành kinh tế mũi nhọn nhưng các văn bản pháp quy về lĩnh vực này đang còn chưa được đặt đúng tầm của nó. Cho đến nay, hầu hết các văn bản mới chỉ dừng lại ở mức văn bản dưới luật (như: chỉ thị, thông tư). Do vậy, tồn tại đầu tiên trong chính sách phát triển CNPM của Việt Nam hiện nay là sự chưa hoàn thiện của pháp luật về doanh nghiệp phần mềm, cả về hình thức lẫn nội dung. Xét ở góc độ hình thức thì một văn bản pháp quy phải tương xứng với tầm của ngành kinh tế mà nó điều chỉnh, còn xét ở góc độ nội dung thì những văn bản pháp quy đó phải chứa đựng những vấn đề mấu chốt của ngành liên quan đến hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, yếu tố thị trường… Ngoài ra, cũng cần phải xem lại định hướng của những quy chế ưu đãi mang tính bản lề đối với các DNPM. CNPM thực tế là một ngành kinh tế hết sức đặc thù. Vì vậy, không thể áp dụng một cách máy móc các biện pháp ưu đãi thông thường để khuyến khích đầu tư phát triển. Sự thiếu linh hoạt trong quy chế ưu đãi khuyến khích đầu tư sẽ kìm hãm sức tăng trưởng của ngành công nghiệp đầy tiềm năng này. Về hiệu quả của các quy chế ưu đãi hiện hành đối với DNPM, chúng tôi có một số đánh giá như sau: Ưu đãi về thuế Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu về chính sách thuế và các quy định về thuế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp phần mềm, chúng tôi thấy rằng công cụ thuế mà Nhà nước kỳ vọng như một đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp phần mềm được ban hành trong Quyết định 128, trên thực tế, là không thực sự hiệu quả như dự kiến. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp phần mềm hiện nay được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 4 năm, sau đó được giảm 50% trong hai năm tiếp theo. Nhưng trên thực tế, mức ưu đãi này không thực sự khuyến khích được các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp phần mềm hầu hết còn rất yếu trong cạnh tranh nên họ cần  thời gian ưu đãi miễn thuế dài hơn . Tham 3 khảo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực như Malaysia, Đài Loan… thời gian miễn thuế của họ dành cho các doanh nghiệp phần mềm lên tới 8 năm và còn được ưu đãi cao hơn nếu DNPM đầu tư vào các khu công nghiệp phần mềm tập trung. Ngoài ra, việc quy định phân bổ theo tỷ lệ doanh thu của hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ phần mềm so với tổng thu nhập của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhiều loại hoạt động không tách được chi phí sản xuất sản phẩm phần mềm là không hợp lý. Nguyên nhân là do chi phí của hoạt động sản xuất phần mềm rất cao nên nếu áp dụng cách tính này thì không bảo đảm ưu đãi cho doanh nghiệp. Đối với thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân của người làm phần mềm được hưởng mức thuế lũy tiến ưu đãi như đối với người nước ngoài. Với quy định này các chuyên viên làm phần mềm trong DNPM chỉ phải bắt đầu chịu thuế từ khi họ có mức thu nhập cao hơn 5 triệu đồng. Như vậy, mức thuế được áp dụng là mức ưu đãi nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay nó mới chỉ được áp dụng cho các đối tượng là chuyên viên phần mềm, trong khi đó sự phát triển của ngành CNPM nói chung và doanh nghiệp phần mềm nói riêng không chỉ phụ thuộc vào các chuyên gia phần mềm mà còn phụ thuộc vào hoạt động của những chuyên gia trong các lĩnh vực khác. Việc áp dụng mức thuế ưu đãi như vậy sẽ phần nào tạo ra sự bất bình đẳng trong cơ  cấu thu nhập của các lao động trong ngành. Cần phải áp dụng chính sách ưu đãi cho toàn thể nhân viên của doanh nghiệp chuyên hoạt động trong sản xuất và dịch vụ phần mềm chứ không chỉ các chuyên viên trực tiếp sản xuất phần mềm vì khuyến khích hoạt động sản xuất phần mềm. Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT): Hiện nay, sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm do các doanh nghiệp phần mềm cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng tại Việt Nam không chịu thuế GTGT. Sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm xuất khẩu áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%. Tuy nhiên, việc tính thuế GTGT đối với cụm linh kiện máy tính hiện không thống nhất, linh kiện bán kèm theo máy thì thuế suất 5%, bán rời thì thuế suất l0% nhưng thuế GTGT nhập lại là l0%. Việc này gây trở ngại cho doanh nghiệp khi tính giá cho khách hàng. Ngoài ra, thuế GTGT nhập khẩu sản phẩm phần mềm được tách làm hai: bản thân chương trình phần mềm được miễn thuế, còn vật mang phần mềm đó thì phải chịu thuế (thuế nhập khẩu và cả thuế GTGT). Điều này không hợp lý vì chương trình phần mềm không thể tách rời vật mang (như đĩa mềm, đĩa cứng, CD...). ở khâu thuế hải quan, việc doanh nghiệp phải cung cấp bản kế hoạch sản phẩm phần mềm trong đó xác định số lượng, chủng loại nguyên vật liệu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để hưởng ưu đãi rất khó thực hiện vì sẽ rất bất hợp ]ý cả về thời gian cũng như chi phí cho việc làm hồ sơ, thủ tục nhập khẩu và cũng khó xác định đâu là nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được.  Mặt khác, cũng cần phải tính đến một khía cạnh đặc thù khác trong hoạt động của các doanh nghiệp phần mềm là: rất nhiều các hoạt động kinh doanh của họ được thực hiện thông qua Internet. Với việc thiếu các công cụ quản lý và pháp luật trong thương mại điện tử hiện nay, Nhà nước không thể kiểm soát được giá trị các giao dịch trên mạng của các doanh nghiệp và cũng có nghĩa là không thể áp đặt thuế GTGT cho các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm của các doanh nghiệp. Từ đó, có một vấn đề được đặt ra là mức thuế GTGT 0% thực sự có phải là ưu đãi tạo nên động lực phát triển cho CNPM như tác dụng của nó đối với các ngành sản xuất kinh doanh khác hay không? Hỗ trợ vốn và tín dụng Những chính sách hỗ trợ vốn và cung cấp tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các DNPM thực sự đã đem lại hiệu quả cao. Theo kết quả khảo sát được chúng tôi thực hiện đối với các doanh nghiệp phần mềm tại Tp. Hồ Chí Minh, các khó khăn liên quan đến tài chính (nhất là vốn) mà doanh nghiệp phần mềm gặp phải giảm đáng kể từ 45,20% năm 2002 xuống còn 24,30% vào năm 2003. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, những chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng đối với các doanh nghiệp phần mềm hiện vẫn còn thiếu sự mềm dẻo và đa dạng. Công nghiệp phần mềm là ngành công nghiệp công nghệ cao, nhiều rủi ro, nhưng đồng thời lại có khả năng sinh lợi lớn. Do đó, việc huy động vốn cho các doanh nghiệp phần mềm nên được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt phát triển hình thức “Đầu tư mạo hiểm” hay mô hình “Vườn ươm doanh nghiệp” (Incubator) 4 là rất cần thiết. Hầu hết các nước trong khu vực như ấ n Độ, Singapore, Đài Loan, Malaysia đều rất thành công trong việc triển khai các hình thức đầu tư này trong lĩnh vực CNPM. Thực tế, nhà nước ta cũng đã nhận thức được vấn đề và cũng đã có những chỉ thị mang tính vĩ mô để xây dựng các quỹ đầu tư này. Tuy nhiên, đến nay, chính sách này vẫn chỉ nằm trên giấy tờ và chưa được triển khai, do vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới ra đời tại Việt Nam tiếp tục không nhận được hỗ trợ tài chính kỹ thuật ban đầu quan trọng từ phía Nhà nước. Ưu đãi trong việc thuê đất và sử dụng đất Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thu đất, thuế nhà đất theo mức quy định của Nghị định số 51/NĐưCP về khuyến khích đầu tư trong nước. Các DNPM thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hưởng ưu đãi theo quy định hiện hành về tiền thuê đất. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, việc Nhà nước dành ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp phần mềm trong việc thuê đất và sử dụng đất thực ra là không thiết thực. Bởi, ngành công nghiệp phần mềm khác hẳn với những ngành sản xuất truyền thống khác ở chỗ nó không cần mặt bằng lớn. Một doanh nghiệp nhỏ với 10 nhân viên phần mềm có thể sản xuất được khối lượng sản phẩm giá trị  hàng triệu USD/năm nhưng không cần tới nhà xưởng lớn và thiết bị máy móc cồng kềnh. Thực ra, hiện nay chỉ có các cao ốc văn phòng CNTT và các khu công nghiệp phần mềm tập trung là thực sự quan tâm tới quy định ưu đãi này vì họ là người cho thuê mặt bằng. Đối với cơ sở hạ tầng (Internet, viễn thông)Chính sách phát triển cở sở hạ tầng viễn thông phục vụ cho công nghiệp phần mềm hiện nay của Việt Nam mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, đặc biệt là trong việc cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Cho đến giữa năm 2003, do chính sách mới của Nhà nước, việc cung ứng dịch vụ truy cập Internet đã có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Tình trạng một công ty duy nhất (Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam) độc quyền cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet như trước đây đã không còn nữa. Tuy nhiên, do các quy định ngặt nghèo và phức tạp trong lĩnh vực quản lý dịch vụ viễn thông và Internet, các doanh nghiệp viễn thông mới hầu như không thể phát triển được. Cũng chính vì vậy, mặc dù nội dung và chất lượng dịch vụ của VNPT còn thấp nhưng nó vẫn là doanh nghiệp chủ đạo trong cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Sự hạn chế trong cạnh tranh chưa tạo động lực thực sự để các doanh nghiệp  tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và giảm giá cước. Hiện nay, ở Việt Nam, doanh thu của VNPT chiếm hơn 90% tổng doanh thu về dịch vụ viễn thông và Internet. Trong khi đó, so sánh với Trung Quốc thì ở Trung Quốc không có doanh nghiệp nào chiếm thị phần áp đảo. Hai doanh nghiệp lớn nhất là China Mobile chiếm 36,7% thị phần và China Telecom chiếm 33,1 thị phần./. Nếu mức độ cạnh tranh trong thị trường viễn thông và Internet Việt Nam còn hạn chế như hiện nay và Chính phủ không có chính sách mới hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet mới phát triển thì rất khó có thể đạt được mục tiêu: “Đến cuối năm 2005, trong thị trường mới phát triển các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 25 ư 30% thị phần các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản; 35 ư 40% thị phần các dịch vụ giá trị gia tăng. Năm 2010: 40 ư 50% cơ bản” như đã đề ra trong “Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Bên cạnh đó, một số chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm về cơ sở hạ tầng  vẫn chưa được thực hiện. Ví dụ: Theo Điều 12, Quyết định 128, các khu công nghiệp phần mềm tập trung được kết nối cổng Internet riêng với hệ thống Internet quốc tế để tất cả các doanh nghiệp phần mềm trong khu này và các doanh nghiệp phần mềm đăng ký sử dụng dịch vụ Internet qua các khu vực này có thể sử dụng đầy đủ và dễ dàng các dịch vụ Internet theo giá cạnh tranh với các nước trong khu vực. Tuy nhiên đến nay, chỉ có SSP và SOFTECH Đà Nẵng được quyền thử nghiệm, các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp phần mềm tập trung vẫn chưa được kết nối Internet qua các khu này.
 2. Một số kiến nghị
Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá thực tiễn hình thành và phát triển của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nói riêng, đặc biệt là thời gian ba năm triển khai Chỉ thị 58ưCT/TW của Bộ Chính trị về ứng dụng và phát triển CNTT và Nghị quyết số 128/NQưCP về phát triển Công nghiệp phần mềm Việt Nam, chúng tôi thiết nghĩ: Nhà nước nên có một số thay đổi trong chính sách nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư khuyến khích doanh nghiệp phần mềm. Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp pháp lý để xây dựng và phát triển DNPM tại Việt Nam sau đây: Thứ nhất, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp luật mang tính hệ thống cao cho ngành công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm như Pháp lệnh về Công nghệ thông tin ( tương tự như Pháp lệnh về Bưu chính Viễn thông), Pháp lệnh về Thương mại điện tử, các văn bản dưới luật và hướng dẫn thi hành pháp luật về thông tin và dữ liệu điện tử, tạo nguồn thông tin và chuẩn hóa thông tin điện tử làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý nhà nước trong CNTT, thúc đẩy tin học hóa, mở rộng các dịch vụ thông tin và phát triển phần mềm trong xã hội, tạo điều kiện cho phát triển thị trường phần mềm và dịch vụ trong nước nói riêng và công nghiệp CNTT, trong đó có CNPM nói chung. Thứ hai, tiếp tục ban hành các chính sách thực sự ưu đãi về sử dụng hạ tầng viễn thông – Internet cho phát triển ứng dụng CNTT và công nghiệp phần mềm. Bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế về viễn thông – Internet trong chất lượng và giá cả dịch vụ như một lợi thế của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực. Đặc biệt, cần ưu tiên cho các khu công nghiệp phần mềm tập trung để giúp họ có thể tạo lợi thế thu hút đầu tư. Thứ ba, Nhà nước cần triệt để và linh hoạt hơn trong chính sách thuế đối với các DNPM: Thuế thu nhập doanh nghiệp: sớm áp dụng mức ưu đãi cao nhất đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phần mềm  với thuế suất 10% cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án (mức trung bình của khu vực là 12%) và miễn thuế 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi. Thuế thu nhập cá nhân: cả người làm phần mềm và cả chuyên gia quản lý trong các doanh nghiệp phần mềm được áp dụng mức ưu đãi như đối với người nước ngoài. Tăng mức thu nhập tối thiểu phải chịu thuế. Thuế nhập khẩu: áp dụng ở mức ưu đãi cao nhất, cụ thể là miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được, nguyên liệu dùng để sản xuất phần mềm trong 5 năm đầu. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): các dự án sản xuất phần mềm phục vụ thị trường trong nước được áp dụng chính sách không chịu thuế GTGT. Tạm thời không nên tính thuế VAT với nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất phần mềm để xuất khẩu. Thứ tư, về đất đai: nên tập trung chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong các khu CNPM tập trung: giảm mức tiền thuê đất bằng 60% mức quy định, ngoài ra, được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và bảy năm sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản. Thứ năm, mở rộng các hình thức hỗ trợ vốn, tín dụng và kỹ thuật cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để nâng cao khả năng cạnh tranh của chúng. Nhanh chóng nghiên cứu, triển khai thực hiện các hình thức đã được kiểm nghiệm thành công tại các nước trong khu vực và trên thế giới như “ Quỹ đầu tư mạo hiểm ” và “ Vườn ươm doanh nghiệp ”