Mấy khía cạnh tâm lý trong xây dựng và thực thi chính sách

01/01/2004

Mạc Văn Trang, PGS,TS, Viện Chiến l

ợc và Ch

ơng trình giáo dục

Quả là cuộc sống diễn biến quá nhanh chóng: Chuyển đổi nền kinh tế, điều chỉnh quan hệ xã hội, mở cửa, hội nhập, cạnh tranh quốc tế... Tất cả đều mới mẻ, và xã hội đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải đưa ra những hướng dẫn hành động cho cộng đồng, nếu không sẽ dẫn đến những hành vi tự phát, gây rối loạn xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải chính sách nào khi ban bố cũng gây tác dụng giống nhau: Có chính sách mới đưa ra đã đi vào cuộc sống phát huy tác dụng to lớn, làm náo nức lòng người; có chính sách vừa ban hành đã bất cập, bị kẻ xấu lợi dụng, người tốt phàn nàn, phải chỉnh sửa lại; có chính sách gây tác động tiêu cực, gây dư luận bất bình, phải đình chỉ, thay đổi... Các biểu hiện náo nức lòng người, phàn nàn, dư luận xã hội bất bình... vừa nêu là tín hiệu cho biết chính sách được thực thi là phù hợp hay không phù hợp  cuộc sống? Đó chính là phản ứng của xã hội, dư luận xã hội, trước hết là thái độ, hành vi của các đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách đó. Nghĩa là có liên quan đến những vấn đề tâm lý của cá nhân, tâm lý của nhóm, của cả cộng đồng xã hội. Vì vậy, quán triệt tâm lý học trong xây dựng và thực thi chính sách là một vấn đề cơ bản, cần được nghiên cứu vận dụng.
Một số khía cạnh tâm lý cần quan tâm.
Quan niệm về chính sách và tác động tâm lý của chính sách Khi bàn về chính sách và tác động tâm lý của nó, cần đặt chính sách trong hệ thống những khái niệm liên quan để tìm hiểu rõ bản chất và tính chất tác động của chính sách. Trên bình diện tác động tâm lý, cần phân biệt mấy dạng văn bản sau đây và mức độ tác động tâm lý của chúng.  
ư Hiến pháp: Hiến pháp là “Luật lệ căn bản của Nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước” 1 . Về mặt tâm lý, tầm tác động của Hiến pháp vào nhận thức, tư tưởng nói chung của nhân cách người công dân; nó định hướng khái quát về quan điểm chính trị, ý thức công dân, xu hướng xã hội của mỗi con người với tư cách là nhân cách công dân của một nhà nước, một chính thể;
ư Đường lối: là sự cụ thể hoá Hiến pháp, là “Phương hướng cơ bản có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài các hoạt động của Nhà nước hoặc của một tổ chức chính trị” . Đường lối thể hiện 2 ở cương lĩnh, chiến lược xây dựng, phát triển của xã hội hay của tổ chức trong một giai đoạn tương đối dài. Nó tác động đến sự định hướng của các cá nhân, tổ chức và các nhóm xã hội trong việc dự định các kế hoạch sống và chương trình hành động lâu dài. Đường lối được cụ thể hoá ở các chủ trương;
ư Chủ trương: là “ý định, quyết định về phương hướng hành động (thường nói về công việc chung)” . Chủ trương được thể hiện 3 ở luật pháp, chính sách, kế hoạch, chương trình hành động... Chủ trương cũng mới tác động đến bình diện nhận thức, thái độ, định hướng kế hoạch hành động là chính. Mới có chủ trương, chưa có hành lang, khuôn khổ pháp lý chưa thể hành động một cách tin tưởng, chắc chắn. Vì vậy, dù thấy chủ trương mới hay, đáng phấn khởi, háo hức... nhưng hành động ngay là phiêu lưu, mạo hiểm...  
ư Pháp luật: là “Những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội (nói tổng quát)” . Pháp luật thể hiện những 4 nguyên tắc cứng, bắt buộc của Nhà nước đối với công dân, dù họ muốn hay không, tán thành hay phản đối đều phải tuân theo; nếu vượt qua sẽ bị phê phán, trừng phạt. Dù cưỡng chế nhưng cũng phải được đại đa số công dân tán thành, pháp luật mới phát huy tác dụng tích cực và tồn tại bền vững. Pháp luật tác động mạnh mẽ và toàn diện đến tâm lý cá nhân và xã hội; nó không chỉ tác động đến nhận thức ư ý thức, tình cảm ư thái độ mà còn đặc biệt chế ước hành vi của cá nhân, của các nhóm, các tổ chức xã hội. Tác động của pháp luật chủ yếu nhằm mục đích ngăn ngừa, răn đe, trừng phạt cái sai để bảo đảm cho xã hội một môi trường sống, phát triển an toàn, ổn định, quy củ, nề nếp, tương đối bền vững...
ư Chính sách: là “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” . Định nghĩa này muốn nói 5 đến chính sách ở tầm quản lý vĩ mô của Nhà nước: Chính sách đối nội, chính sách đối ngoại; chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, dân tộc, tôn giáo... được đề ra và điều chỉnh linh động cho phù hợp với “tình hình thực tế”, “nhằm đạt được mục đích nhất định”... So với luật pháp thì chính sách mềm dẻo, linh động, tác động nhanh nhạy, kịp thời đến từng nhóm đối tượng khác nhau. Luật pháp chung cho mọi người, mọi công dân. Không có hai luật pháp đối với hai công dân khác nhau. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật! Đó là mục tiêu, lý tưởng cao cả phấn đấu của luật pháp. Chính sách lại cần phân biệt, tác động phù hợp với từng nhóm đối tượng, ở từng lĩnh vực, trong từng hoàn cảnh, thời điểm khác nhau... Trong thực tế, khái niệm “chính sách” được hiểu rất rộng, nó như là biện pháp, công cụ của các nhà quản lý đưa ra để tác động đến khách thể quản lý nhằm điều chỉnh hoạt động của họ đáp ứng những mục tiêu của tổ chức. Như vậy có chính sách của trung ương, có chính sách của địa phương, có chính sách của các tổ chức, đơn vị. Một cách khái quát nhất, có thể coi chính sách là công cụ của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm tạo ra ở họ những chuyển biến tích cực theo mục tiêu xác định. Như vậy, trong hệ thống những văn bản đã nêu trên, chính sách có tác động trực tiếp, nhạy cảm, mạnh mẽ toàn diện nhất đến cả nhận thức, thái độ, lẫn hành vi của đối tượng; đặc biệt là nó điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của cá nhân và nhóm một cách rõ rệt.
Mấy khía cạnh tâm lý cần quan tâm trong xây dựng chính sách
a. Cần đặt chính sách trong toàn bộ hệ thống các mối liên hệ với nó. Chính sách thường ra đời do yêu cầu bức xúc của cuộc sống nên dễ chú ý vào giải quyết vấn đề cụ thể, quên mối liên hệ toàn thể, hệ thống. Do vậy chính sách ra đời có thể có trường hợp trái với Hiến pháp, đường lối, chủ trương,  pháp luật và nhất là mâu thuẫn chồng chéo với các chính sách đã có. Ta thường thấy các chính sách ra đời có tính “ tình thế ” thường dễ phạm sai lầm này. Để khắc phục điều đó cần đặt chính sách mới trong hệ thống các văn bản có liên quan để xem xét, cân nhắc, nhất là những chính sách tác động rộng lớn đến các tầng lớp nhân dân. Khía cạnh tâm lý ở đây là phải thấy hết tính nhạy cảm, mạnh mẽ, toàn diện của chính sách tác động đến tâm lý các nhóm đối tượng.
 b. Cần quan tâm đến sự cân đối hài hoà các lợi ích. Nhiều chính sách thường đáp ứng lợi ích của một số bộ phận xã hội, nhóm, cộng đồng, dễ gây nên sự so bì, có thể đem lại phấn khởi cho nhóm này nhưng lại gây bất mãn cho nhóm khác, thậm chí gây mâu thuẫn xung đột xã hội. Vì vậy, khi xây dựng chính sách cần hết sức coi trọng việc lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động của chính sách. ý kiến của những người được hưởng lợi, không được hưởng lợi và nhất là những đối tượng chịu thiệt do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính sách càng cần quan tâm. Chính sách cũng cần tính đến sự tác động trước mắt và ảnh hưởng lâu dài của nó
c. Cần tính đến mặt trái của chính sách. Chính sách là ý chí của các nhà lãnh đạo, quản lý cho nên dễ mang tính chủ quan và không tính hết được tác động từ mặt trái của chính sách, và nhất là những “kẽ hở” cho các đầu óc láu cá lợi dụng, luồn lách. Có không biết bao nhiêu ví dụ về vấn đề này. Một chính sách ban ra mà những ai “thật thà làm theo thì thua thiệt”“làm liều, làm láo lại được lợi” thì chính sách đó làm cho người lương thiện buồn chán, mất niềm tin và luôn cảnh giác đối với các nhà lãnh đạo, quản lý; tệ hơn, nó tạo ra lớp người chỉ chuyên mưu tính các thủ đoạn lợi dụng chính sách để mưu lợi cá nhân, làm hại cho Nhà nước, xã hội. ở đây cần thấy rằng, sự thiệt hại về tiền của có thể tính được, nhưng sự mất niềm tin và những tác động tâm lý tiêu cực khác thì không sao tính được (vì nó tác động đến mỗi cá nhân, gia đình, các cộng đồng, các tầng lớp xã hội...).
 d. Thời điểm công bố chính sách cũng có tác động tâm lý khác nhau .   Đối với những chính sách đem lại lợi ích, niềm vui, phấn khởi cho mọi người nếu được công bố vào những dịp tết, lễ, những sự kiện lớn... sẽ nhân thêm niềm vui, ý nghĩa lên nhiều lần, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực có tính lan toả... Ngược lại, những chính sách tác động nhạy cảm đến lợi ích người dân (như tăng thuế, tăng giá hàng tiêu dùng...) cần thăm dò, thử phản ứng của dư luận và chọn thời điểm ít nhạy cảm để công bố.
 Mấy khía cạnh tâm lý cần quan tâm trong thực thi chính sách
 a.“Tin đồn” và “dư luận xã hội” là những quy luật tâm lý xã hội cần được quan tâm. Tâm lý học xã hội rất quan tâm đến tin đồn và dư luận xã hội. Khi một chính sách sắp thực thi, khó tránh được tin đồn. Tin đồn có thể làm nhiều người hoang mang; ngược lại, nhiều kẻ lợi dụng tin đồn để mưu lợi cá nhân. Để tránh tin đồn thất thiệt, tạo dư luận đúng đắn, cần tiến hành tuyên truyền, phổ biến chính sách một cách kịp thời, công khai rõ ràng, đến mọi người, nhất là đối tượng chịu tác động của chính sách. Sử dụng các kênh thông tin là hết sức quan trọng, tuy nhiên việc vận động, đối thoại trực tiếp của những người có trách nhiệm, có uy tín bao giờ cũng có tác  động tâm lý hiệu quả nhất. Thực hiện chính sách bao giờ cũng bằng hành động, hành vi cụ thể; nhưng để điều khiển hành vi, con người cần có nhận thức, ý thức, hiểu biết rõ về chính sách, có thái độ tán thành, hưởng ứng, biết vì sao cần có chính sách này... Tất cả những yếu tố tâm lý đó chỉ có được qua công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, tác động đến cả nhận thức, tình cảm... của các đối tượng. Tạo dư luận xã hội bằng các phương tiện thông tin đại chúng có tác động rất lớn đến tâm lý các cá nhân và nhóm, cộng đồng xã hội.
b. “Đua theo nhóm” và “bắt chước” là quy luật tâm lý xã hội cần chú ý trong thực thi chính sách. Có khi mới nghe tin đồn và thấy một số người hành động là cả đám đông hoặc cả nhóm ùa theo cùng làm mà chưa hiểu rõ “đầu đuôi ra sao” ! Để tránh những hành động xã hội đua theo nhóm tự phát theo tin đồn, cần kịp thời phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, như đã nói trên. Đồng thời, cần vận dụng quy luật tâm lý này bằng việc chủ động nêu gương và bắt chước. Sự nêu gương của các thủ lĩnh nhóm, cộng đồng, của các nhân vật có uy tín trong cộng đồng có tác động tâm lý rất mạnh đến các cá nhân và các nhóm xã hội. Khẩu hiệu “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” cũng có ý này.
c. “Phong trào xã hội” cũng có tác động tâm lý mạnh mẽ lôi cuốn người ta làm theo. Khác với đua theo nhóm, phong trào xã hội là hoạt động được tổ chức, vận động, giác ngộ, chuẩn bị tâm thế... nhưng khi lôi cuốn được nhiều người cùng tham gia thành phong trào thì nó có sức lây lan, kích thích tâm lý mạnh  mẽ, khiến cho những người còn lừng chừng, e ngại cũng dễ bị cuốn theo. Vì vậy có nhiều việc phải “phát động phong trào” , “ra quân” , “đồng khởi”... mới có kết quả tốt. Tuy nhiên không ít trường hợp có “phát” mà không “động” , nghĩa là có mít tinh, diễn văn, diễu hành... nhưng sau đó chương trình hành động không được triển khai trong thực tế! Hơn nữa, phát động phong trào rồi, duy trì phong trào thành hoạt động thường xuyên, thành nề nếp là điều càng khó, vì nó theo quy luật tâm lý khác: quy luật hình thành nếp sống, thói quen...
 d. Thu nhận, phân tích thông tin phản hồi, đánh giá tác động của chính sách. ở đây không đi vào chu trình làm chính sách mà muốn đề cập đến khía cạnh tâm lý trong phân tích, đánh giá chính sách. Một chính sách dù tốt đến mấy, trong các tầng lớp xã hội cũng thường tỏ thái độ phản ứng với nhiều sắc thái, mức độ khác nhau. Điều tra dư luận thường chia ra 3 hoặc 5 mức: Rất tán thành ư tán thành ư phân vân/ không có ý kiến ư không tán thành ư rất không tán thành. Điều cần quan tâm ở đây là các khía cạnh tâm lý trong việc thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin nói trên như thế nào! Thực tế cho thấy, không phải bao giờ ý kiến của đa số cũng đúng trong việc thực thi chính sách:
ư Có trường hợp đa số những người đang được hưởng chính sách “rất tán thành” mà phải bỏ chính sách đó, vì số ít có lợi mà ảnh hưởng tiêu cực đến số đông, đến toàn bộ hệ thống;
 ư Có trường hợp đa số người được hỏi “không tán thành” và “phân vân” nhưng chính sách vẫn phải thực thi vì lợi ích toàn cục, chứ không thể chỉ làm hài lòng một số ít người đang được lợi...
  Do vậy, việc lấy ý kiến của ai, cách lấy có khách quan không, phân tích có chính xác không... cũng chưa đủ, mà còn cần tìm hiểu xem đằng sau cái “đa số” hay “thiểu số” tán thành, phản đối đó là gì? Những tâm trạng, toan tính, động cơ, lợi ích của các nhóm này là gì? Vì thế, cùng với thu thập thông tin gián tiếp bằng phiếu, cần phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với các đối tượng mới nắm bắt được thực chất tác động của chính sách là như thế nào để có quyết định đúng đắn.
 Kết luận Các nhà lãnh đạo, quản lý quốc gia hay địa phương, cơ sở, tổ chức xã hội... khi đưa ra một chính sách đều có mong muốn chính sách đó tác động tích cực đến các nhóm đối tượng nhất định, tạo nên những chuyển biến theo những định hướng mục tiêu của lãnh đạo, quản lý. Muốn chính sách tác động có hiệu quả, quá trình xây dựng và thực thi chính sách phải dựa trên những cơ sở khoa học và điều kiện thực tế cụ thể của hoàn cảnh, của môi trường bên trong và bên ngoài... Việc quan tâm đến những quy luật tâm lý cá nhân và xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách là không thể thiếu và ngày càng có ý nghĩa quyết định, vì chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng dân chủ hoá, nhân văn hoá và công khai hoá bởi công nghệ thông tin hiện đại