Bảo đảm quyền con người cho người nghèo trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý

01/07/2009

TS. TẠ THỊ MINH LÝ

Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.

Trong các ngày từ 3- 5/3/2009, các tổ chức phát triển quốc tế của Liên hợp quốc ở các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình dương đã tổ chức hội thảo về trao quyền pháp luật cho người nghèo. Hội thảo khẳng định: tiếp cận công lý và Nhà nước pháp quyền là cơ sở tiên quyết để bảo đảm trao quyền pháp luật cho người nghèo. Điều này cũng phù hợp với thực tế nước ta.
 1_133.jpg
Ảnh minh họa: nguồn internet
1. Trợ giúp pháp lý trong vai trò là công cụ bảo vệ quyền con người cho người nghèo
Cộng đồng quốc tế có sự thống nhất trong nhận thức chung về bảo vệ các quyền con người thông qua các điều ước quốc tế. Trong đó, trợ giúp pháp lý (TGPL) vừa được khẳng định như một quyền độc lập của con người, vừa là công cụ để bảo vệ các quyền khác. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 tuyên bố: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào”[1]. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 tại điểm d, khoản 3, Điều 14 đã đặt ra vấn đề, trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mỗi người đều có quyền đòi hỏi một cách hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau: “được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ về pháp lý do mình chọn; nếu chưa có sự giúp đỡ về pháp lý thì phải được thông báo về quyền này; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí cho người đó một sự giúp đỡ về pháp lý mà không phải trả tiền nếu người đó không có đủ điều kiện trả”. Ngoài ra, Công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em (Điều 40) cũng quy định: bất cứ trẻ em nào bị khởi tố về hình sự đều được trợ giúp miễn phí bởi luật sư hoặc những người có đủ trình độ pháp lý. Công ước quốc tế về người tàn tật, Công ước chống mọi hình thức phân biệt, đối xử đối với phụ nữ… cũng đề cập đến vấn đề này.
Để tăng cường bảo vệ quyền con người, các quốc gia đều quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền cùng với việc đặt tổ chức và hoạt động của công quyền trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật là một công cụ quan trọng trong hệ thống các công cụ điều chỉnh xã hội của Nhà nước pháp quyền để bảo vệ quyền con người ở mỗi quốc gia. Trong đó, pháp luật với công chúng, nhất là những bộ phận dân nghèo, người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội là một vấn đề mà các chế độ chính trị khác nhau đều quan tâm nghiên cứu và giải quyết theo cách riêng của mình sao cho hiệu quả, phù hợp với truyền thống pháp luật, điều kiện kinh tế và xã hội. TGPL cho người nghèo, người yếu thế, người dễ bị tổn thương là một cách mà các Nhà nước thông qua pháp luật và dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền con người cho các đối tượng này. Đến nay, trên thế giới đã có trên 150 quốc gia xây dựng và triển khai thực hiện công tác TGPL cho công dân của mình như là một trong những biện pháp bảo đảm nhân quyền. TGPL cũng đồng thời là hình thức giám sát hoạt động của công quyền để loại trừ đến mức thấp nhất tình trạng tuỳ tiện, lạm quyền, vi phạm nhân quyền. TGPL cho nhóm công dân đặc thù, để pháp luật trở thành đại lượng công bằng xã hội còn được coi là một trong những biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế.  Hiện tại, một số quốc gia đã quy định quyền được TGPL của công dân trong Hiến pháp và các đạo luật cụ thể, đồng thời có cơ chế về nguồn lực để bảo đảm thực thi trong thực tiễn cuộc sống. 
Hp
Điu 8 trong Pháp đin hoá trình t Toà án ngày 11/01/1781 ca Áo quy định: "Nhng người đưa ra được bng chng tin cy chng minh được h nghèo khó và da vào văn bn có liên quan mà Nhà nước ban b hoc bt k hình thc khác chng t ngoài đồ dùng sinh hot cơ bn nht ra, h không có ca ci tài chính gì thì được min tr mi chi phí”. Điu này tiếp tc được khng định ti Hiến pháp Áo (khon 3 Điu 24): "Các quy phm có liên quan ca Hiến pháp bo đảm cho người nghèo trước s qun lý ca hot động tư pháp có quyn yêu cu và tiến hành bin h cho bn thân". Theo đó khng định TGPL là quyn mà mi công dân đều được hưởng, trong đó có người nghèo. Bn Tuyên b mang tính Hiến pháp ca nước Pháp đã khng định: "Khi công dân gp nhng vn đề v pháp lut có quyn hưởng s tr giúp và yêu cu Chính ph TGPL cho h" hoc "Công dân được hưởng quyn bo đảm pháp lut xã hi, Chính ph có nghĩa v bo đảm pháp lut cho công dân". Hiến pháp nước M (Điu 6) cũng nêu: mi công dân có liên quan đến vic t tng hình s, nht là khi b xét hi vi tư cách là người b tình nghi phm ti hoc b cáo, đều có quyn mi lut sư giúp đỡ. Năm 1963, Toà án Ti cao nước M khng định: "Nếu đương s không có tin mi lut sư thì Chính ph cn phi chu trách nhim tìm lut sư cho h". Còn theo Hiến pháp Nht Bn (khon 3, Điu 37), thì "Bt c lúc nào nếu b cáo không th t mi lut sưđều có th nhn được s giúp đỡ t phía lut sư do Nhà nước chđịnh". Trung Quc cũng quy định quyn được TGPL trong B lut T tng hình s như sau: "Nhng v án do Vin kim sát Nhà nước khi t, đưa ra toà xét x nếu b cáo không u nhim người bào cha thì Toà án nhân dân có quyn chđịnh người bào cha". Tòa án châu Âu v quyn con người đã gii thích vic xác định “Trường hp mà li ích công lý đòi hi” được da trên ba yếu t: mc độ nghiêm trng, tính cht phc tp và kh năng t bào cha ca người b tm gi, b can, b cáo. Trong các án l ca mình, Tòa án châu Âu v quyn con người cũng khng định: có th coi là li ích ca công lý đòi hi nếu nhưđối tượng có kh năng phi chu án pht tù.
Ở nước ta, theo Chỉ thị số 12-CT/TƯ ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”, thì cơ chế bảo đảm quyền con người là tổng thể các chính sách và biện pháp mà Nhà nước và xã hội thực hiện để các quyền con người trong mọi điều kiện, hoàn cảnh đều được thực thi trên thực tế phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và lịch sử của đất nước, từng vùng lãnh thổ trong tương quan với những chuẩn mực chung được cộng đồng quốc tế thừa nhận với những giá trị vì con người như: tự do, bình đẳng, bác ái, công lý, công bằng, dân chủ,… Đồng thời, các cơ quan bảo vệ pháp luật có chức năng bảo vệ các quyền cụ thể của công dân thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, xử lý các hành vi vi phạm quyền công dân.
Hiến pháp năm 1992 (Điều 50 và 51) khẳng định: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật". "Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân". "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định". Như vậy, quyền con người là quyền hiến định ở Việt Nam và được thể chế thành các quyền của công dân trong các luật chuyên ngành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước và các lực lượng của toàn xã hội.
Hiện nay ở nước ta, TGPL đang ngày càng được khẳng định vị trí trong đời sống xã hội như một biện pháp pháp luật để góp phần bảo vệ quyền công dân và được điều chỉnh bằng một đạo luật. Với tư cách vừa là quyền, vừa là công cụ để bảo vệ các quyền cụ thể khác của công dân trong từng lĩnh vực xã hội nhất định, TGPL nằm trong phạm trù hoạt động chung của tiến bộ và phát triển xã hội. Do gắn liền với quyền được bảo vệ của con người, hoạt động TGPL có tác động mạnh mẽ đến quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật. Thực hiện tốt chính sách TGPL trong thực tế là một trong những bộ phận quan trọng của cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền con người, vì:
Thứ nhất, TGPL là dịch vụ pháp lý miễn phí - một bộ phận cấu thành của thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam (bao gồm tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức TGPL khác). Ở đây, gói dịch vụ mà Nhà nước cung ứng cho người nghèo là hoàn toàn miễn phí, gắn liền với sản phẩm pháp lý, tương tự như các dịch vụ khác như trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục,… Tuy TGPL là loại dịch vụ có sản phẩm trừu tượng và rất phức tạp, khó định lượng, định tính, nhưng là cầu nối giữa pháp luật thực định với công dân và công chức nhất định, bảo đảm để các quy định của pháp luật đến được với mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo, hoàn cảnh địa lý, địa vị xã hội, dân tộc, tín ngưỡng. TGPL ra đời đã bổ sung thêm cho công dân nghèo một loại dịch vụ miễn phí để họ sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền công dân khi có sự đe doạ bị vi phạm. Đồng thời, TGPL bổ sung cho thị trường dịch vụ pháp lý một địa chỉ làm tăng tính cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý nói chung. Qua dịch vụ này, người dân được nâng cao hiểu biết pháp luật, được khuyến nghị có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; tăng khả năng ứng xử tích cực với pháp luật, giúp bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội. Thực tiễn hoạt động của các tổ chức TGPL cho thấy, mặc dù pháp luật được ban hành nhiều, Nhà nước đã có nhiều loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật, nhưng người dân vẫn “đói” luật, vẫn không biết pháp luật bảo vệ họ chứ không phải trừng trị họ. Không thể phủ nhận rằng, ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong các đạo luật là một bước tiến dài về lập pháp và là biện pháp rất quan trọng bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nhưng chỉ như vậy thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng là các quyền đó người dân phải được biết và biết làm thế nào để thực hiện quyền… Người dân phải biết kiến nghị để Nhà nước có giải pháp giúp họ được biết về quyền và biết đề nghị ở đâu để bảo vệ quyền? đề nghị như thế nào? kiến nghị đến ai mới có hiệu quả?... Ví dụ, công dân có quyền kinh doanh. Nhưng để kinh doanh được họ phải biết các thủ tục pháp lý xin giấy phép kinh doanh, biết thủ tục vay vốn, xin cấp đất, thuê nhân công, miễn giảm đóng thuế, hợp đồng bao tiêu... Tóm lại, để các quyền công dân được bảo đảm thực thi trong cuộc sống, nhiều khi Nhà nước phải ràng buộc thông qua trách nhiệm của các chủ thể cụ thể khác, mà trước hết phải là trách nhiệm của Nhà nước (qua bộ máy của mình), rồi đến của xã hội và của công dân. Nghĩa là các quy định về quyền công dân phải được Nhà nước tổ chức thực hiện qua việc tạo ra những cơ hội phù hợp khác nhau để những công dân có điều kiện thể chất, tinh thần, điều kiện tài chính, kinh tế - xã hội... khác nhau vẫn có thể tiếp cận bình đẳng các quyền và thực thi các quyền... Với cách tiếp cận này, TGPL chính là một biện pháp nhà nước sử dụng như công cụ để bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận quyền con người, quyền công dân.
Thứ hai, TGPL là một chính sách xã hội của Nhà nước trong tổng thể các chính sách xã hội dành cho người nghèo, người già cô đơn, người tàn tật, bị nhiễm HIV, nhiễm chất dioxine, và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... Do bị khiếm khuyết về thể chất, tinh thần hoặc kinh tế, ngôn ngữ nên họ thường bị hạn chế về nhận thức pháp luật, dễ bị tổn thương, không có khả năng tự mình thực hiện quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, dễ bị các chủ thể khác xâm hại. Họ là những người dễ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo, bi quan, ức chế, dễ bị chèn ép, lợi dụng, lạm dụng nên hay bi quan, chán nản và quyền công dân của họ dễ bị vi phạm nên dễ dẫn đến tiêu cực. TGPL với tư cách là một dịch vụ pháp lý miễn phí sẽ tạo ra cơ hội cho những đối tượng này được tiếp cận, sử dụng, nhờ giúp đỡ khi có nhu cầu hoặc khi có vướng mắc. Với tư cách như công cụ, TGPL tạo cho họ cơ hội bình đẳng để tiếp cận và hưởng thụ quyền, hưởng lợi và các ưu đãi từ các chính sách xoá đói, giảm nghèo của Nhà nước mà vươn lên xoá nghèo, cải thiện cuộc sống và thực thi nghiêm chỉnh pháp luật, hạn chế những vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, yên tâm làm ăn, sinh sống.
Với đối tượng chính sách, TGPL cũng vừa là ưu đãi, vừa là công cụ đưa các chính sách đền ơn, đáp nghĩa, tri ân với những người có công với cách mạng, chính sách dân tộc của Nhà nước được đi vào cuộc sống. Thực hiện tốt chính sách TGPL sẽ bảo đảm quyền bình đẳng giữa người dân với người dân, giữa người dân với cơ quan nhà nước và công chức nhà nước không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội, bảo đảm để mọi người dân sử dụng pháp luật làm công cụ và được pháp luật bảo vệ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, dân sự góp phần giữ đoàn kết cộng đồng, ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thứ ba, TGPL trực tiếp tham gia vụ việc theo thủ tục luật định để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, người có công với cách mạng và những đối tượng khác, góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, tránh sự vi phạm, tuỳ tiện, lạm quyền và xâm hại các quyền công dân của các cơ quan công quyền và các chủ thể khác. Do vậy, thực hiện tốt công tác TGPL còn là một kênh giám sát công vụ trong yêu cầu thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, bình đẳng cho mọi công dân trước các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các công việc của dân. Thông qua từng vụ việc TGPL cụ thể, có thể thấy những khiếm khuyết của nền công vụ và đặc biệt là trách nhiệm phục vụ công dân của cán bộ, công chức nhà nước. Hoạt động của cán bộ, công chức sẽ được xem xét và đánh giá khách quan; các khiếm khuyết và sai sót đều bị kiến nghị yêu cầu khắc phục. Từ đó, TGPL là công cụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của cá nhân, hạn chế và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể công quyền và cá nhân.
2. Thực trạng trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người cho người nghèo ở nước ta
Trong thời gian qua, TGPL ở nước ta đã từng bước được tăng cường về năng lực cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng và thuận tiện cho người dân trong tiếp cận. Có thể thấy điều đó thông qua các vấn đề chủ yếu sau đây:
Thứ nhất,mạng lưới các tổ chức thực hiện TGPL từng bước được củng cố, kiện toàn với sự tham gia của đa dạng các chủ thể, bao gồm các Trung tâm TGPL nhà nước với các Chi nhánh, các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật. Người thực hiện TGPL - Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước, các luật sư, tư vấn viên pháp luật, những người có kiến thức hiểu biết pháp luật ở cơ sở hoạt động ngày càng chuyên nghiệp. Các hoạt động TGPL tại địa bàn dân cư (TGPL lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL, điểm TGPL, sinh hoạt chuyên đề pháp luật...) được đẩy mạnh và tăng cường theo hướng gần dân, tạo thuận lợi để người dân có thể tiếp cận và sử dụng mỗi khi có nhu cầu, kịp thời tư vấn, hướng dẫn, giải đáp, đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Thứ hai, số lượng vụ việc TGPL được thực hiện ngày càng tăng, chất lượng từng bước được chú trọng bảo đảm, số vụ việc được người dân hài lòng ngày càng nhiều. Đặc biệt, với việc tăng cường công tác TGPL trong hoạt động tố tụng, số vụ việc có Trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên tham gia ngày càng tăng. Việc tham gia tố tụng không chỉ góp phần bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sự khác được thực hiện mà còn làm cho họ tin tưởng hơn vào vai trò xét xử của toà án. Việc trực tiếp tham dự thẩm vấn, lấy lời khai, xem xét chứng cứ, gặp gỡ nhân chứng, phân tích các tình tiết vụ án, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm đã hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm xác định đúng sự thật khách quan của vụ án, rút ngắn thời gian giam giữ, xem xét vụ việc toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời, trong các trường hợp điều tra, truy tố, xét xử có vi phạm, sai sót sẽ bị kiến nghị yêu cầu phải bồi thường thiệt hại cho công dân theo đúng Nghị quyết số 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Sự tham gia tố tụng cũng góp phần quan trọng vào việc thực hiện tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp, công khai, dân chủ và minh bạch. Riêng trong tố tụng dân sự, TGPL đã hỗ trợ đương sự trong việc tìm hiểu pháp luật, xác định đúng bản chất tranh chấp, đưa ra các chứng cứ để có thể hoà giải, thực hiện được nguyên tắc (đang vô cùng khó khăn đối với đương sự, đặc biệt là người có trình độ kém, người nghèo) là “các đương sự có nghĩa vụ tự chứng minh” trong tố tụng dân sự.
Thứ ba, thông qua các vụ việc TGPL cụ thể, các tổ chức thực hiện TGPL đã kịp thời phát hiện các vụ việc xử lý chưa phù hợp pháp luật, có khiếm khuyết, vi phạm quyền công dân để thực hiện tốt các kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật và đề xuất kịp thời những giải pháp để khắc phục. Đặc biệt, việc kiến nghị yêu cầu giải toả những vướng mắc, bất cập, những khiếm khuyết của nền công vụ, nhất là hành vi tuỳ tiện, lạm quyền, vi phạm pháp luật của một số công chức nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở của một nền công vụ trong sạch, vững mạnh, thân thiện và phục vụ nhân dân theo tinh thần của công cuộc cải cách hành chính.
Trong quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể, khi phát hiện những lỗ hổng, khiếm khuyết pháp luật có liên quan đến vụ việc, nhiều tổ chức TGPL đã kịp thời đề xuất các cơ quan có thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật theo tinh thần của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020.
Thứ tư, chính sách TGPL ngày càng được hoàn thiện. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã xác định: “Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc đặc biệt khó khăn giải quyết ngay những vấn đề bức xúc". Để thực hiện các Nghị quyết của Đảng về xóa đói, giảm nghèo, ngày 21/5/2002, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo đến 2010. Trong chiến lược này, TGPL được thiết lập và trở thành một trong những chính sách quan trọng. Đó cũng là một trong những chính sách nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II, Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ). Gần đây, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo cũng coi TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách là một trong những chính sách của chương trình.
Mục tiêu của chính sách TGPL trong các Chương trình giảm nghèo nhằm bảo đảm cho 95% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn và 98% người nghèo trong cả nước có nhu cầu được TGPL miễn phí : “Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tăng cường TGPL và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật”. Người nghèo, người dân tộc thiểu số không chỉ được cải thiện đời sống vật chất, tăng thu nhập, mức sống mà còn được cải thiện về đời sống văn hoá, tinh thần, bảo đảm sức khoẻ và được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí. Khi đời sống vật chất được nâng cao thì con người nói chung và người nghèo, người dân tộc nói riêng lại quan tâm đến cải thiện địa vị, nâng cao danh dự, phẩm giá của mình trong xã hội, họ có quyền được đối xử bình đẳng, công bằng, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, bởi họ là công dân của một Nhà nước pháp quyền.
Sự ra đời của Luật TGPL năm 2006 đánh dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển về chất của công tác TGPL nói riêng và sự tăng trưởng trong nhận thức về bảo vệ quyền con người nói chung. Với mục tiêu bảo vệ quyền con người, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thể hiện đầy đủ nhất đạo lý tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn, đền ơn, đáp nghĩa của dân tộc, TGPL đã được khẳng định là một chính sách xã hội rộng lớn trong bảo vệ quyền con người. Lần đầu tiên, khái niệm TGPL thể hiện chính sách TGPL của quốc gia được khẳng định với tư cách là một loại hình dịch vụ pháp lý miễn phí, gắn với vụ việc cụ thể và đối tượng xác định. Các nguyên tắc hoạt động TGPL, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động TGPL, quyền của người được TGPL, các hành vi bị cấm để bảo đảm về chất lượng TGPL đã được làm rõ. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, Trợ giúp viên pháp lý - một chức danh mới được tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các hình thức TGPL khác. Có thể nói, các văn bản pháp luật và sự hình thành của hệ thống tổ chức đã tạo thành hệ thống công cụ pháp lý đồng bộ điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động TGPL, đưa hoạt động TGPL lên một tầm cao mới, phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của chế định TGPL trong trao quyền pháp luật cho người nghèo và bảo vệ quyền con người nói chung trên thế giới.
3. Nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền con người cho người nghèo trong điều kiện hiện nay
Mặc dù đạt được kết quả nêu trên nhưng những năm tiếp theo, để bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, thông tin pháp luật về TGPL đến với nhân dân, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác TGPL cần hướng đến chất lượng, hiệu quả, tăng tính phục vụ, nâng cao tính chịu trách nhiệm của các tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL về chất lượng dịch vụ. Đồng thời, cần tăng cường chất lượng công tác quản lý nhà nước về TGPL để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm để người được TGPL được thụ hưởng dịch vụ pháp lý với chất lượng tốt nhất và các tổ chức thực hiện TGPL thực sự là địa chỉ tin cậy để người dân có thể tiếp cận mỗi khi có nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Để bảo vệ quyền con người thông qua việc thực hiện TGPL, Nhà nước cần nghiên cứu, triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực sau đây:
- Cần bổ sung vào Hiến pháp năm 1992 quy định quyền được Nhà nước bảo đảm giúp đỡ về pháp luật trong các trường hợp cụ thể để phù hợp Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên;
- Truyền thông nâng cao nhận thức và xác định rõ trách nhiệm thành viên các Công ước quốc tế về quyền con người; tập trung xây dựng Bộ tài liệu nguồn về quyền con người;
- Tập trung nâng cao chất lượng và bảo đảm cung cấp đầy đủ dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, đồng bào ở 61 huyện nghèo bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hoà giải giải quyết tranh chấp, giảm bớt khiếu kiện không cần thiết; thực hiện kiến nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL theo quy định của Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; bảo đảm các vụ án của người nghèo đều có người bào chữa, đại diện miễn phí; bố trí người trực ngay tại trụ sở các cơ quan tố tụng để giúp đỡ khi cần thiết; có danh sách và địa chỉ trợ giúp viên, luật sư để dân dễ lựa chọn,...;
- Tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng TGPL cho những người thực hiện TGPL ở địa phương để nâng cao chất lượng và hiệu quả TGPL cho người nghèo ở địa phương;
- Tổ chức TGPL lưu động về các xã nghèo, đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc, vùng miền núi, tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận pháp luật;
- Thành lập và hướng dẫn sinh hoạt cho các Câu lạc bộ TGPL ở các xã nghèo và các xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia sinh hoạt để tư vấn pháp luật, phổ biến pháp luật, giải quyết vướng mắc pháp luật và vụ việc đơn giản ngay tại cơ sở;
- Phát tờ rơi tuyên truyền  pháp luật cho người nghèo, có dịch ra tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc; cung cấp miễn phí băng catset và các tài liệu pháp luật khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân để phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích, các ưu đãi của Nhà nước cho người nghèo để họ nâng cao hiểu biết pháp luật, thực hiện pháp luật và vươn lên thoát nghèo./.

 


[1] Quyn con người trong qun lý tư pháp, Vũ Ngc Bình tuyn chn , Nxb. Chính tr quc gia , Hà Ni 2000, tr. 16.
 

(Nguồn tin: Bài viết đăng trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13(150), tháng 7/2009)


Thống kê truy cập

33929798

Tổng truy cập