Tác động của tăng thuế thuốc lá đến tổng sản lượng và việc làm của nền kinh tế

05/12/2018

TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Bộ môn Kinh tế học, Trường Đại học Thương mại.

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích I-O để ước tính tác động của tăng thuế thuốc lá đối với sản lượng và việc làm tại Việt Nam theo các phương án đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, kết quả cho thấy, khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá sẽ có tác động làm gia tăng tổng sản lượng và việc làm của nền kinh tế. Với phương án tăng thuế thêm 5.000 đ/bao thuốc lá, sản lượng và việc làm sẽ tăng tương ứng là 0,003% (486.894 triệu đồng) và 0,06% (33.831 việc làm). Kết quả này cũng khá tương đồng với hầu hết các nghiên cứu quốc tế đã công bố cho thấy, khi người tiêu dùng giảm chi tiêu của họ cho các sản phẩm thuốc lá thì khoản chi tiêu này sẽ được chuyển sang mua những hàng hóa và dịch vụ thay thế làm tăng lợi ích tiêu dùng, cải thiện sức khỏe cộng đồng và nâng cao năng suất lao động. Vì thế, tăng thuế có thể làm thu hẹp sản lượng và việc làm trong ngành thuốc lá nhưng lại làm mở rộng sản lượng và việc làm trong những ngành khác.
Từ khóa: thuế tiêu thụ đặc biệt, tiêu dùng thuốc lá, tổng sản lượng, việc làm
Astract: This study using the IO analysis method to estimate the impacts of tobacco tax increases on outputs and employment in Vietnam based on the proposed options of tax increase by the Ministry of Finance and the Ministry of Health. The study results reveal that increase in special consumption taxes on tobacco would have the effects of increasing the total outputs and employment of the economy. With the tax increase of 5,000 dong per cigarette packet, the outputs and employment will increase by 0.003% (486.894 million dong) and 0.06% (33,831 jobs), respectively. The result is quite similar to the most published international studies, which is showing that, as the consumers reduce their expenditure on tobacco products, their money would be shifted to purchases of goods and alternative services for further consuming interests, improvement of public health and increase in labor productivity. Thus, taxe increase could reduce yields and jobs in the tobacco industry but increase outputs and employment in other industries.
Keywords: special consumption tax; tobacco consumption; total outputs, employment
 
Untitled_102.jpg
Ảnh minh họa: nguồn internet
Tăng thuế thuốc lá là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ hút thuốc và các gánh nặng bệnh tật, tài chính do hút thuốc lá gây ra. Tăng thuế cũng sẽ có những tác động đối với nền kinh tế về sản lượng và việc làm. Nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy, tăng thuế có thể đồng thời làm tăng tổng sản lượng và việc làm, trong khi tại một số quốc gia khác, tăng thuế làm giảm tổng sản lượng của nền kinh tế. Tại Việt Nam, đã có hai nghiên cứu trước đây ước tính tác động của tăng thuế đến việc làm và cho thấy kết quả tác động là tích cực. Nghiên cứu này nhằm cập nhật kết quả nghiên cứu trước đây, ước tính tác động của tăng thuế đến tổng sản lượng và việc làm của nền kinh tế.
1. Các phương án tăng thuế thuốc lá được đề xuất
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ ba trong khu vực ASEAN. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới trưởng thành là 45,3%, và ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 là 24,3%. Theo mục tiêu Chiến lược quốc gia về Phòng, chống tác tại thuốc lá đến năm 2020, Việt Nam sẽ phải giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới xuống còn 39%, tương đương mức giảm 6,3% so với năm 2015.
Theo kết quả tính toán từ số liệu Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành ở Việt Nam năm 2015 (GATS 2015), Việt Nam đã và đang phải chịu gánh nặng rất lớn về kinh tế và bệnh tật do sử dụng thuốc lá. Tổng số tiền mà người tiêu dùng đã chi để mua thuốc lá lên đến 31 nghìn tỷ đồng năm 2015. Đồng thời, tổng chi phí cho điều trị và mất khả năng lao động vì bệnh tật và tử vong sớm cho năm nhóm bệnh do thuốc lá gây ra là 24 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đề xuất, từ thời điểm 01/01/2020 sẽ áp dụng thuế TTĐB hỗn hợp đối với thuốc lá. Theo đó, ngoài việc duy trì tỷ lệ thuế TTĐB là 75% trên giá bán lẻ, bổ sung thuế tuyệt đối ở  mức  1.000  đồng/bao  thuốc  lá  20 điếu;

 

15.000 đồng/điếu xì gà. Với phương án tăng thuế này, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới sẽ chỉ giảm 1,5% vào năm 2020, thấp hơn nhiều so với mục tiêu giảm 6,3% của Chính phủ.
Bộ Y tế đề xuất bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá ở mức tối ưu là 5.000đ/bao bên cạnh biểu thuế theo tỷ lệ hiện hành và tối thiểu phải đạt ở mức 2.000 đồng/bao. Với mức bổ sung thuế 5.000đ/bao, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới có thể giảm 6% sẽ giúp đạt mục tiêu quốc gia về giảm tỷ lệ hút thuốc lá.
Bảng 1: Các phương án tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá vào năm 2019
 
 
Thuếtỷlệ (%)
Thuế tuyệt đối (đồng)
 
Ghi chú
Mức thuế trước khi tăng
 
75
 
0
 
 
Phương án 1
 
75
 
1.000
PhươngánBộ Tài chính (Dự thảo 17/8/2017)
Phương án 2
 
75
 
5.000
Đề xuất củaBộ Y tế và WHO
Nguồn: Dự thảo Sửa đổi Luật Thuế TTĐB (Bộ Tài chính)
2. Phương pháp ước tính tác động của tăng thuế đối với sản lượng việc làm
Tăng thuế thuốc lá làm tăng giá thuốc lá và lượng tiêu dùng thuốc lá sẽ giảm. Khi số tiền mà người tiêu dùng chi trả cho các công ty thuốc lá giảm, họ có thể sử dụng số tiền dôi ra này (do giảm chi cho mua thuốc lá) để tăng chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khác. Điều này có nghĩa là, khi cầu tiêu dùng về thuốc lá giảm sẽ làm tăng cầu tiêu dùng về các hàng hóa và dịch vụ khác trong nền kinh tế.
Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ thu được một khoản thuế thuốc lá do người tiêu dùng chi trả. Việc phải nộp thuế thuốc lá nhiều hơn cũng sẽ làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng cho các hàng hóa dịch vụ tiêu dùng. Nhưng với số thu ngân sách gia tăng, Chính phủ có thể tăng chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.
Như vậy, tăng thuế thuốc lá sẽ có thể tạo ra hai tác động ngược chiều đối với tổng sản lượng và việc làm của nền kinh tế. Theo hướng tác động thứ nhất, tăng thuế thuốc lá làm giảm cầu tiêu dùng đối với thuốc lá (do giá thuốc lá tăng) và các hàng hóa dịch vụ khác (do phải nộp thuế thuốc lá cho Chính phủ). Theo hướng này, thuế thuốc lá sẽ làm giảm sản lượng và việc làm của nền kinh tế. Theo hướng tác động thứ hai, người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khác (do chi mua thuốc lá giảm), Chính phủ cũng có thể tăng chi mua hàng (do thu thuế nhiều hơn) làm tăng cầu với các hàng hóa và dịch vụ này. Khi đó, thuế thuốc lá làm tăng sản lượng và việc làm của nền kinh tế.
Mức độ thay đổi ròng về tổng giá trị sản lượng và số việc làm của nền kinh tế sẽ tùy thuộc vào tương quan về mức giảm của tổng sản lượng và số việc làm ở hướng tác động thứ nhất so với mức tăng tổng sản lượng và số việc làm ở hướng tác động thứ hai. Kết quả này sẽ phụ thuộc rất lớn vào quyết định phân bổ lại chi tiêu của người tiêu dùng và của Chính phủ cũng như đặc thù của các ngành sản xuất trong nền kinh tế.
Có thể mô hình hóa khung phân tích các hướng tác động của tăng thuế đến tổng sản lượng và số việc làm của nền kinh tế thông qua Sơ đồ 1 dưới đây:
Để ước tính tác động của tăng thuế thuốc lá đối với việc làm, trong  nghiên  cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích Đầu vào - Đầu ra (Input - Ouput). Phương pháp này dựa trên cơ sở mối liên kết (trước - sau) giữa các ngành trong nền kinh tế và cho phép mô phỏng tác động chính sách đến sự thay đổi sản lượng và việc làm của các ngành trong nền kinh tế. Phương pháp này được đề xuất bởi WHO.
Dữ liệu cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này là Bảng cân đối liên ngành (gọi tắt là Bảng I-O) của Việt Nam năm 2016. Bảng I-O là một công cụ để cung cấp một bức tranh toàn diện về một nền kinh tế trên các khía cạnh của công nghệ sản xuất

Untitled.png

 Sơ đồ 1: Khung phân tích tác động của tăng thuế đến tổng sản lượng và việc làm của nền kinh tế
Nguồn: Tác giả tổng hợp

 

 

 

áp dụng để tạo ra các sản phẩm (thể hiện qua hệ số đầu vào), sử dụng sản lượng được sản xuất trong nước (thể hiện qua cơ cấu hình thành tổng vốn, tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu) và thu nhập từ sản xuất (mô tả bởi cấu trúc tiền công cho người lao động, vốn cố định, thuế ròng khác...). Tại Việt Nam, Bảng dữ liệu I-O do Tổng cục Thống kê (GSO) tính toán và công bố. Các khái niệm sử dụng và phương pháp xác định bảng I-O của Việt Nam được xây dựng dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts -SNA). Cho đến nay, GSO đã xây dựng Bảng I-O cho các năm 1989, 1996, 2000, 2007, 2012 và 2016. Bảng I-O 2016 là bảng cập nhật nhất ở Việt Nam hiện nay.
       Ngoài Bảng I-O, nghiên cứu này còn sử dụng kết quả từ Báo cáo nghiên cứu của Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) ước tính tác động của tăng thuế đến tiêu dùng và số thu ngân sách.
3. Kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của tăng thuế đối với việc làm ở Việt Nam và một số nước
Tại Việt Nam, đã có hai nghiên cứu sử dụng phương pháp I-O để ước tính tác động của tăng thuế thuốc lá đến sự thay đổi sản lượng, việc làm của các ngành và tổng số việc làm của nền kinh tế. Nghiên cứu thứ nhất của Trường Đại học Thương mại thực hiện năm 2008, sử dụng Bảng I-O của Việt Nam năm 2000 và nghiên cứu của Viện Chính sách công và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện năm 2013.
Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Thương mại năm 2008, nếu Chính phủ tăng tỷ lệ thuế TTĐB đối với thuốc lá từ mức thuế 55% lên 110% sẽ làm tổng sản lượng của nền kinh tế tăng 1.004,7 tỷ đồng và tổng số việc làm tăng 190.916 việc làm; với mức tăng thuế ít hơn, từ 55% lên 77,5% tổng sản lượng và việc làm của nền kinh tế tăng tương ứng là 604,8 tỷ đồng và 114.526 việc làm. Có 45 trong số 48 ngành của nền kinh tế có kết quả tác động ròng là dương về tổng sản lượng và việc làm, chỉ có ba ngành có kết quả tác động ròng âm.

 

Kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách công và Quản lý năm 2013 cho thấy, nếu Chính phủ tăng tỷ lệ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá từ 65% lên 85% sẽ làm tổng sản lượng của nền kinh tế tăng 1.979 tỷ đồng và tổng số việc làm của nền kinh tế tăng 60.278 việc làm; nếu Chính phủ tăng thuế mạnh hơn, từ 65% lên 105%, tổng sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng 3.958,5 tỷ đồng và tổng số việc làm của nền kinh tế sẽ tăng 120.556 việc làm.
Kết quả nghiên cứu về tác động của tăng thuế đối với việc làm tại một số nước sử dụng phương pháp phân tích I-O cũng cho thấy tác động tích cực của tăng thuế thuốc lá đối với tổng sản lượng và việc làm của nền kinh tế, ngoại trừ tại một số quốc gia có ngành thuốc lá chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.
Nghiên cứu của McNicoll và Boyle (1992) ước tính tác động của việc giảm tiêu dùng thuốc lá đối với việc làm của nền kinh tế Scotland vào năm 1989. Kết quả cho thấy nếu tất cả mọi người dừng hút thuốc thì số việc làm sẽ tăng thêm 0,1% (tương đương với 8.000 việc làm tại nước này). Nghiên cứu của Buck và cộng sự (1995) ước tính tác động tăng thuế thuốc lá ở nước Anh. Kết quả cho thấy, nếu thuế làm mức tiêu dùng thuốc lá giảm 40%, tổng số việc làm sẽ tăng từ 155.000 tới 165.000 phụ thuộc vào việc Chính phủ tăng các loại thuế khác như thế nào. Nghiên cứu của Van der Merwe (1998) đối với Nam Phi cho thấy, khi Chính phủ thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá sẽ có thể tạo thêm 50.236 việc làm (+0,4%) cho nền kinh tế. Trong khi đó, đối với Bangladesh, nghiên cứu của Barkat và cộng sự (2012) cho thấy, nếu Chính phủ đánh thuế 34 taka cho gói 10 điếu (tức là bằng 70% giá bán lẻ) thì có thể tăng thêm doanh thu thuế cho Chính phủ là 15,1 tỷ taka (tương đương 200 triệu đô la). Việc tăng thuế thuốc lá sẽ không tác động đáng kể với việc làm của toàn bộ nền kinh tế. Khi tiền thuế thu được từ việc tăng thuế thuốc lá được sử dụng cho các khoản chi tiêu khác, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động, nó sẽ kích thích tạo việc làm mới và có thể bù đắp cho số việc làm bị mất trong ngành thuốc lá. Tại Indonesia, Ahsan và Wiyono (2007) sử dụng số liệu từ Điều tra Lực lượng lao động Quốc gia (NLFS) năm 2003 và Bảng I-O năm 2003 để ước lượng tác động của tăng thuế thuốc lá tới việc làm. Kết quả cho thấy, việc tăng thuế thuốc là có tác động tích cực đến việc làm của nước này. Cụ thể, nếu tăng thuế 50% thì tổng số việc làm mới tăng thêm cho nền kinh tế là 140.567. Nếu tăng này quay trở lại tác động tiêu cực là có thể làm mất hơn 100 việc làm và tác động cuối cùng của chính sách này là làm mất tới 90 việc làm. Điều này có nghĩa là nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên $0,1/bao thuốc sẽ làm tăng ròng số việc làm của bang là 90 việc làm. Nghiên cứu của Irvine và Sims (1997) đánh giá tác động của giảm tiêu dùng thuốc lá đến việc làm của Canada (một quốc gia có tỷ trọng của ngành thuốc lá trong nền kinh tế khá lớn). Kết quả là với mức giảm 20% trong mức chi tiêu cho thuốc lá sẽ làm giảm tổng số việc làm của nền kinh tế là 6.120 việc làm (gần 0,1% số việc làm cả nước).

 

 
Bảng 2: Tác động của tăng thuế thuốc lá đến sản lượng và việc làm ở Việt Nam theo các phương án tăng thuế
 
 
Tiêu chí
Kết quả tác động của các phương án tăng thuế
Thuế tỷ lệ 75% Thuế tuyệt đối: 1000đ
Thuế tỷ lệ 75% Thuế tuyệt đối: 5000 đ
Thay đổi giá trị tổng sản lượng (triệu đồng)
791.776
486.894
Tỷ lệ thay đổi về giá trị sản lượng (%)
0,005%
0,003%
Thay đổi tổng việc làm (số việc làm)
13.999
33.831
Tỷ lệ thay đổi về việc làm (%)
0,03%
0,06%
 
 
thuế 100%, tổng số việc làm sẽ tăng thêm là 281.135 (tương đương 0,3% tổng số việc làm của cả nước). Nghiên cứu của PolEcon Research (2011) ước tính tác động của giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho thuốc lá ở Bang New Hampshire đối với việc làm. Kết quả ước lượng cho thấy, khi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức $0,1/bao thuốc sẽ tăng thêm 39 việc làm cho bang, nhưng doanh thu ngân sách của Chính phủ bang sẽ bị giảm và điều Tuy nhiên, nghiên cứu này giả định rằng khi tăng thuế thì chi tiêu của Chính phủ cũng giảm. Trong khi đó, Allen (1993) lại cho rằng, sự thay đổi về công nghệ mới trong sản xuất thuốc lá mới là nguyên nhân cơ bản làm giảm việc làm trong ngành công nghiệp thuốc lá của nước này. Ngoài ra, khi tăng thuế sẽ làm tăng thu ngân sách, khi đó Chính phủ có thể tăng chi tiêu vào các dịch vụ công cộng và tạo thêm việc làm.
                  Tổng hợp các nghiên cứu trước đây cho thấy, nếu ngành thuốc lá chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế và có mối liên kết thấp với các ngành khác thì tăng thuế thuốc lá sẽ tác động tích cực đến sản lượng và việc làm.
4. Kết quả ước tính tác động của tăng thuế đối với sản lượng và việc làm theo các phương án tăng thuế ở Việt Nam
Kết quả ước tính tác động của tăng thuế TTĐB đối với tổng sản lượng và việc làm của nền kinh tế được thể hiện trong Bảng
2. Đối với cả ba phương án tăng thuế thuốc lá được đề xuất hiện nay, tác động ròng về sản lượng và việc làm đều dương, nghĩa là khi tăng thuế sẽ làm tăng tổng sản lượng và việc làm của nền kinh tế.
Với phương án theo đề xuất của Bộ Tài chính: giữ nguyên thuế tỷ lệ là 75% và bổ sung thuế đơn vị 1.000 đồng/bao thuốc lá, tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng 0,005% (tương đương mức tăng tuyệt đối là 791.776 triệu đồng) và số việc làm của nền kinh tế tăng ròng 0,03% (tương đương 13.999 việc làm).
Với phương án theo đề xuất của Bộ  Y tế: giữ nguyên thuế tỷ lệ là 75% và bổ sung thuế đơn vị 2.000 đồng/bao thuốc lá, tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng 0,008% (tương đương mức tăng tuyệt đối  là 1.236.354 triệu đồng) và số việc làm của nền kinh tế tăng ròng 0,05% (tương đương 24.473 việc làm).
 Với phương án thuế tối ưu theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới: giữ nguyên thuế tỷ lệ là 75% và bổ sung thuế đơn vị 5.000 đồng/bao thuốc lá, tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng 0,003% (tương đương mức tăng tuyệt đối là 486.894 triệu đồng) và số việc làm của nền kinh tế tăng ròng 0,06% (tương đương 33.831 việc làm).
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, mức tăng thuế cao hơn sẽ làm gia tăng tổng số việc làm của nền kinh tế nhiều hơn.
5. Kết luận
Tăng thuế thuốc lá không những cải thiện sức khỏe cộng đồng do làm giảm tiêu dùng thuốc lá mà còn có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Việc tăng thuế thuốc lá dẫn đến hai tác động ngược chiều nhau đối với sản lượng và việc làm. Một mặt, chính sách này sẽ làm giảm sản lượng và mức tiêu dùng thuốc lá và dẫn đến giảm sản lượng và việc làm. Mặt khác, tiền thuế thu thêm từ thuốc lá sẽ được dùng để tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ khác nên sản lượng và việc làm của các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó sẽ tăng lên. Tác động ròng đối với sản lượng và việc làm là tích cực.
Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục tăng thuế thuốc lá với mức tăng đủ lớn và thực hiện các chính sách kiểm soát thuốc lá khác để ngăn chặn hút thuốc lá và giảm tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá■

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.           Bộ Tài chính (2018), Dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế tài nguyên.
2.           Zhang Ping. 2013. "Công cụ 5: kiểm soát thuốc lá, Hiểu và Đánh giá tác động của chính sách kiểm soát thuốc lá đối với việc làm" trong Ayda Yurekli & Joy de Beyer (eds.), The World Bank Economics of Tobacco Toolkit.
3.           Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính (2018), Tác động của tăng thuế đến tiêu dùng và số thu ngân sách. Báo cáo nghiên cứu.
4.           WHO (2017), Tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành ở Việt Nam – GATS 2015, Fact Sheet.
5.           Giang Thanh Long và cộng sự, Tác động của tăng thuế thuốc lá đến việc làm: Tổng quan các kết quả nghiên cứu quốc tế và tại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17, tháng 9/2014./.


(Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên Ấn phẩm Nghiên cứu Lập pháp số 23(375)-tháng 12/2018)


Ý kiến bạn đọc