Ảnh hưởng của Luật La Mã đối với Dân luật phương Tây và gợi ý cho Việt Nam

11/01/2025

ThS. HOÀNG VIỆT

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Tóm tắt: Nội dung bài viết cho thấy, Luật La Mã có ảnh hưởng rất lớn với hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, đặc biệt với hệ thống pháp luật của các quốc gia châu Âu lục địa - còn gọi là truyền thống Dân luật phương Tây. Hầu hết các học thuyết pháp lý trong truyền thống Dân luật phương Tây đều khởi nguồn từ Luật La Mã. Sau này, thông qua việc bành trướng thuộc địa, Dân luật phương Tây cũng đã ảnh hưởng đến rất nhiều hệ thống pháp luật của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay chịu rất nhiều ảnh hưởng từ Dân luật Pháp, vì thế việc tìm hiểu và nghiên cứu về Luật La Mã sẽ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình tiếp nhận pháp luật nước ngoài của Việt Nam.
Từ khoá: Luật La Mã; truyền thống Dân luật phương Tây, pháp luật dân sự Việt Nam.
Abstract: This article reveals that Roman law has a great influence on most legal systems in the world, especially the legal systems of continental European countries—also known as the Western Civil Law Tradition. Most legal doctrines in the Western Civil Law Tradition have their origins in Roman Law. Later, through colonial expansion, the Western Civil Law also influenced many legal systems of Asian countries, including Vietnam. The current Vietnamese civil law is greatly influenced by French civil law, so learning and researching the Roman law are to bring benefits in the legal transplantation of Vietnam.
Keywords: Roman Law; Western Civil Law Tradition; Vietnamese Civil Law.
 5_90.jpg
Ảnh minh họa: Nguồn internet
1. Truyền thống Dân luật phương Tây
Nếu ví truyền thống pháp luật phương Tây như một dòng thác liên tục chảy qua ba thiên niên kỷ, thì dòng thác ấy được hình thành bởi các dòng sông tụ hội về. Một trong các dòng sông chính đã góp phần hình thành nên truyền thống pháp luật này, bắt nguồn từ nền luật học La Mã.
Luật pháp của La Mã cổ đại, được truyền lại qua hệ thống pháp điển hóa dưới thời của Hoàng đế Justinian vào thế kỷ thứ VI, là một trong những yếu tố hình thành mạnh mẽ nhất trong sự phát triển của truyền thống Dân luật phương Tây (Civil Law Tradition). Nó cung cấp nền tảng cho hệ thống Dân luật - một trong những hệ thống pháp luật chính trên thế giới ngày nay, và cung cấp một kho chứa gần như vô tận các khái niệm, học thuyết và nguyên tắc pháp luật mà ảnh hưởng của chúng có thể được tìm thấy trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào, từ pháp luật quốc gia cho đến Luật Quốc tế, cũng như trong bất kỳ hệ thống Tòa án và tố tụng nào.
2. Quá trình phát triển của Luật La Mã
Lịch sử phát triển của Luật La Mã cổ đại trải dài hơn 12 thế kỷ. Ban đầu chỉ là luật của một cộng đồng nông thôn nhỏ, sau đó trở thành luật của một quốc gia hùng mạnh[1]. Luật La Mã theo thời gian đã trở thành luật của một đế chế siêu quốc gia bao trùm phần lớn thế giới văn minh vào thời đó. Trong suốt lịch sử lâu dài của mình, Luật La Mã đã trải qua một quá trình phát triển đáng chú ý. Nó trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau và trải qua những biến đổi quan trọng cả về bản chất lẫn phạm vi, theo những đổi thay của xã hội, đặc biệt là những thay đổi do sự bành trướng của đế chế La Mã trong thế giới cổ đại mang lại. Trong suốt quá trình lâu dài này, sự tương tác giữa tập quán, luật ban hành và án lệ đã dẫn đến sự hình thành một hệ thống rất phức tạp, dần dần được xây dựng từ các lớp yếu tố khác nhau. Nhưng phần lớn Luật La Mã, đặc biệt là luật tư La Mã, không chỉ thể hiện ý chí của giai cấp thống trị ban hành, mà còn là một nền khoa học luật rất phát triển.
Quá trình phát triển của Luật La Mã được các học giả châu Âu chia thành hai giai đoạn lớn[2]. Giai đoạn đầu tiên kéo dài hơn một nghìn năm, từ sự hình thành Thành bang (City - State) Rome cho đến khi hình thành hệ thống Luật La Mã của Justinian vào thế kỷ VI sau Công nguyên.
Sự phát triển của hệ thống dân luật có thể tính từ năm 450 trước Công nguyên, khi bộ luật áp dụng cho người La Mã được công bố, gọi là Luật Mười hai bảng. Tuy nhiên, sự kiện quan trọng nhất đối với sự khởi đầu của Luật Dân sự là việc soạn thảo Corpus Juris Civils hay còn gọi là Bộ luật Dân sự La Mã, do Hoàng đế Justinian (483-565 sau Công nguyên) khởi xướng và hoàn thành vào năm 534 sau Công nguyên.
Justinian đã ra lệnh cho các học giả nổi tiếng nhất thời đó tập hợp tất cả các nguồn pháp luật lại, chọn lấy những phần tốt nhất và sau đó hệ thống hoá một cách súc tích và dễ hiểu[3]. Một mặt, Hoàng đế muốn khôi phục lại Luật La Mã cổ, do ông cho rằng về mặt kỹ thuật, nó ưu việt hơn luật của thời ông; mặt khác, ông muốn loại bỏ các lỗi, những điểm trùng lặp, không rõ ràng và muốn xây dựng một bản mới để các thẩm phán và các chuyên gia pháp lý khác có thể sử dụng được một cách dễ dàng[4]. Mục đích lớn này đạt được một cách nhanh chóng và Corpus Juris Civilis đã ra đời. Hoàng đế Justinnian cấm tham khảo công trình của các học giả không được trích dẫn trong Corpus và ông cũng huỷ bỏ, không cho áp dụng các nguồn luật khác. Corpus Juris Civilis bao gồm bốn phần, mỗi phần đều thuần nhất: Digest, Institutes, Code và Novels. Digest là luận thuyết bao gồm tập hợp của tất cả những gì được coi là có giá trị nhất của các học giả Luật La Mã. Institues là quyển sách nhập môn dành cho các sinh viên luật, được viết bởi luật gia Gaius trước đó. Code là sự nhắc lại có hệ thống tất cả luật của La Mã trong đó các điểm không rõ ràng hoặc chồng chéo đã bị loại bỏ. Cui cùng, Novels bao gm các lut ban hành bi Justinian, sau khi Corpus đã đưc hoàn thành[5].
Corpus Juris Civilis chính là phiên bản mới của Luật La Mã và do các nguồn khác đã bị phá huỷ, nó trở thành văn bản luật La Mã duy nht còn tn ti cho đến ngày nay. Nó có nhng nh hưng rt ln trong lĩnh vc Luật dân sự. Một ví dụ cụ thể là việc chia Luật dân sự thành ba phần (chủ thể, vật, nghĩa vụ) trong Institutes đã đưc tất cả các bộ luật trong thế kỷ XIX học tập theo, bt đu là Bộ lut Dân sự ca Pháp năm 1804.
Trong Corpus Juris Civils, Luật La Mã cổ đại đã được chắt lọc, hệ thống hoá và pháp điển hoá. Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã cũng đã áp dụng bộ luật này và đặt tên là Giáo luật, sử dụng nó trong các tòa án của nhà thờ. Khi các bộ lạc Germans chiếm đóng Tây La Mã, một phần của hệ thống cổ xưa đã được thay thế bằng tập quán pháp của người Germans. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản của Corpus Juris Civils vẫn được bảo tồn, cho phép công dân La Mã và con cháu của họ tiếp tục tuân thủ các luật này.
Giai đoạn thứ hai của pháp luật La Mã (đôi khi được coi là “cuộc đời thứ hai” của Luật La Mã) bắt đầu vào thế kỷ VI, nhưng chỉ có được ý nghĩa thực sự vào thế kỷ XI, khi Luật La Mã được tái khám phá” ở Tây Âu[6]. Luật này ban đầu là đối tượng của nghiên cứu học thuật và sau đó được tiếp nhận rộng rãi ở phần lớn châu Âu lục địa. Đặc biệt quan trọng trong quá trình này là công việc của các luật gia thời Trung cổ, những người đã nghiên cứu, giải thích và điều chỉnh Luật La Mã một cách hệ thống cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của thời đại họ. Từ thế kỷ XV trở đi, mối quan hệ giữa Luật La Mã, tập quán pháp của người Germans và giáo luật đã bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau bởi sự trỗi dậy của Nhà nước - dân tộc (Nation - State) và sự củng cố ngày càng tăng của các cơ quan hành chính, chính trị tập trung.
Sau đó, thông qua hoạt động của các thẩm phán và luật gia được đào tạo ở trường đại học, Luật La Mã do các luật gia Tây Âu trình bày đã đi vào đời sống pháp lý của châu Âu lục địa. Nó hình thành nền tảng của luật chung, ngôn ngữ pháp lý chung và khoa học pháp lý chung - một sự phát triển được gọi là “sự tiếp nhận” Luật La Mã.
Giống như ngôn ngữ Latinh và Giáo hội phổ quát, Luật La Mã được tiếp nhận đóng vai trò là yếu tố phổ quát hóa quan trọng ở phương Tây vào thời điểm không có Nhà nước tập trung và không có hệ thống pháp luật thống nhất, mà có vô số khu vực pháp lý và nguồn luật chồng chéo và thường cạnh tranh nhau (phong tục tập quán địa phương, luật lệ phong kiến, triều đình và giáo hội). Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận rất phức tạp và có đặc điểm là thiếu tính đồng nhất. Điều này xuất phát từ thực tế là cách tiếp nhận Luật La Mã ở các khu vực khác nhau của châu Âu bị ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện địa phương và mức độ thâm nhập thực tế của Luật La Mã ở mỗi vùng khác nhau[7].
Trong thế kỷ XVIII và XIX, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc đã thúc đẩy phong trào hướng tới việc pháp điển hóa luật, tạo ra những bộ luật lớn ở châu Âu trong giai đoạn này. Khi các Bộ luật Dân sự mới được ban hành ở nhiều quốc gia châu Âu, Luật La Mã không còn hoạt động như một nguồn luật trực tiếp nữa. Nhưng vì những người soạn thảo bộ luật phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống La Mã nên các yếu tố của Luật La Mã đã được tích hợp theo những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau vào hệ thống pháp luật của châu Âu lục địa. Hơn nữa, thông qua quá trình vay mượn hoặc cấy ghép pháp luật, những yếu tố pháp lý này đã thấm sâu vào hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới.
Trong số nhiều bộ luật quốc gia được ban hành vào thời điểm này, có hai bộ luật trở thành quan trọng nhất: Bộ luật Dân sự Pháp và Bộ luật Dân sự Đức. Hai bộ luật này được coi là hình mẫu cho nhiều quốc gia khác học tập và chịu ảnh hưởng.
3. Sự tiếp nhận Luật La Mã vào Dân luật Pháp
Pháp là nước đầu tiên có Nhà nước theo nghĩa hiện đại, một Nhà nước mong muốn thống nhất lãnh thổ, có quyền lực trung ương hùng mạnh. Trước đó, các nhà vua Pháp chưa bao giờ đạt được sự đồng bộ hoá về pháp luật[8]. Do đó, khi cách mng thành công và Napoleon dn nm mi quyn hành, mt nhu cu mãnh lit nhm cắt mọi liên hệ với quá khứ, kể cả trong lĩnh vc lut pháp, đã ny sinh. Vic ra đi một bộ luật sẽ đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đó, do nó cung cp khả năng xây dng li toàn bộ hệ thống pháp lut theo những cơ sở tư tưởng hoàn toàn mới. Rõ ràng là bộ luật mới đưc son tho trong thi gian ngn bi mt nhóm các hc giả không phi là giáo sư đi hc và có hiu lc từ năm 1804, đã đáp ng đưc đy đủ các yêu cu trên và hoàn toàn có thể trở thành bộ luật đu tiên theo nghĩa hin đi. Trên thc tế, đó không chỉ là mt công trình xây dng mi lại hệ thống pháp lut, nó còn cung cp nhng quan nim hoàn toàn mi về luật pháp.
Trên quan điểm kỹ thuật, Bộ luật này chu nh hưng ca Lut La Mã. Cấu trúc của Bộ luật đã được trình bày theo tác phẩm Institutes của Gaius. Trong đó, ba chế định quan trọng nhất của Bộ luật này là sở hữu, hp đng và gia đình. Ngưi ta quan nim rng, quyền sở hữu là mt khi không thể tách rời[9]. Đây chính là mt phn ng chng li quan nim về quyền sở hữu thời phong kiến, nht là sở hữu về đất đai với rất nhiều lớp quyền sở hữu khác nhau (layer) làm cho vic chuyn dch quyn sở hữu trở nên rt khó khăn, nh hưng tới sự khai thác hiệu quả các tài sản. Hp đng ln đu tiên trong lịch sử được quan niệm như là sự thoả thuận của hai ý chí[10], mt cách tiếp cn chỉ có thể có được nhờ tư tưởng đề cao cá nhân của trưng phái Lut tự nhiên[11]. Khái nim về gia đình đã đưc xây dng li hoàn toàn nhm xoá sch các nh hưng ca lut tôn giáo[12]. Đây cũng là mt cố gắng nhm cng cố quyềnlc trung ương, chng li nh hưng ca đa phương. Gia đình theo chế độ phụ hệ, nơi ngưi đàn bà chỉ có vai trò thứ yếu và phải phục tùng người chủ gia đình. Bộ luật đưc viết bng mt ngôn ngữ dễ hiểu, ít mang tính kỹ thuật vì nó phi đưc son tho sao cho mi ngưi dân đu có thể hiểu đưc. Mc đích ca các nhà lp pháp là Bộ luật sẽ được đọc bên cnh bếp la, ngưi ln tui hơn sẽ đc cho nhng ngưi khác trong gia đình mi bui chiu nhm giáo dc họ về các quy tắc xử sự mới theo tư tưởng cách mạng. Bộ luật cũng cha đng các quy tc pháp lut cơ bn do các nhà son tho ý thc đưc rằng họ không thể đoán trước được tất cả các vụ việc.
4. Sự tiếp nhận Luật La Mã trong Dân luật Đức
Khi Luật La Mã được tái khám phá ở Tây Âu, Đức cũng là nơi chịu ảnh hưởng của Luật La Mã. Các trường đại học ở Đức như Humboldt hay Leipzig đều có Khoa Luật, trong đó giảng dạy và nghiên cứu Luật La Mã[13].
Việc tiếp nhận Luật La Mã ở Đức được tạo điều kiện thuận lợi hơn nhờ việc thành lập Tòa án Hoàng gia (Reichskammergericht) vào năm 1495 theo đạo luật lập pháp của Hoàng đế Maximilian (1493 - 1519).
Đạo luật này nhằm mục đích tập trung hóa hệ thống hành chính tư pháp của Đức và là một phần trong chương trình chính trị rộng lớn hơn của Maximilian nhằm khôi phục quyền lực của chế độ quân chủ và bảo đảm sự thống nhất về pháp lý và chính trị. Triều đình mới được chỉ đạo giải quyết các vụ việc “theo triều đình và thông luật cũng như theo các pháp lệnh và phong tục công bằng, bình đẳng và hợp lý”. Vì nhân sự của Tòa án lúc đầu bao gồm một nửa và sau đó là toàn bộ, Doctores Juris, tức là các luật gia được đào tạo về Luật La Mã, nên thuật ngữ “thông luật” được hiểu một cách tự nhiên là có nghĩa là Luật La Mã. Tầm quan trọng của đạo luật năm 1495 là nó chính thức thừa nhận Luật La Mã là luật áp dụng tích cực ở Đức. Mặc dù theo đó, các thẩm phán được yêu cầu chỉ áp dụng Luật La Mã khi không thể viện dẫn được tập quán hoặc điều khoản luật định liên quan, nhưng trên thực tế, khó khăn trong việc chứng minh một quy định vượt trội của Đức có nghĩa là Luật La Mã đã trở thành luật cơ bản trên khắp nước Đức[14].
Đến cuối thế kỷ XVI, Luật La Mã đã trở thành luật chung của Đức. Luật pháp Đức ở một mức độ lớn đã bị bác bỏ để ủng hộ hệ thống Luật La Mã tiên tiến hơn và luật học Đức về cơ bản đã trở thành luật học La Mã. Luật La Mã đã được tiếp nhận là Luật La Mã của Justinian được giải thích và sửa đổi bởi các Nhà chú giải và Nhà bình luận sau này. Bộ luật này đã được các luật gia Đức sửa đổi thêm để phù hợp với điều kiện của thời đại và theo cách này, yếu tố Đức đã được đưa vào dù cấu trúc cơ bản vẫn là Luật La Mã. Hơn nữa, ở một số vùng của Đức, chẳng hạn như Sachsen, luật tục của người Đức vẫn tồn tại và một số định chế có nguồn gốc từ người Đức vẫn được giữ lại trong luật pháp của các hoàng tử địa phương và của các thành phố. Quá trình đúc kết Luật La Mã và luật Đức vào một hệ thống, được thực hiện bởi những người hành nghề luật và luật gia từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, đã dẫn đến sự phát triển một cách tiếp cận mới để phân tích và giải thích Luật La Mã Justinian, được gọi là Usus Modernus Pandectarum[15]. Cách tiếp cận này tiếp tục được thực hiện ở Đức, tùy thuộc vào những thay đổi ở địa phương, cho đến khi Bộ luật Dân sự Đức được ban hành vào năm 1896.
Bộ luật Dân sự Đức được nghiên cứu và soạn thảo trong 22 năm, từ năm 1874 đến 1896 và bt đu có hiu lc từ 01/01/1900, đưc gi tắt là BGB (Bürgerliches Gesetzbuch).
Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 khi ban hành đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các học giả Đức. Nhiều địa phương ở Đức đã áp dụng luật này khi Napoléon mở rộng quyền cai trị của mình trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Đức trong các cuộc chiến tranh giành độc lập đã buộc nhiều học giả bày tỏ sự cần thiết phải đưa ra một bộ luật thống nhất để thống nhất đất nước theo một hệ thống luật pháp hiện đại và thúc đẩy quá trình thống nhất chính trị. Năm 1814, A. F. J. Thibaut (1772–1840), giáo sư Luật La Mã tại Đại học Heidelberg, đã tuyên bố quan điểm này trong một cuốn sách của ông với tựa đề: “Về sự cần thiết của một Bộ luật Dân sự chung cho Đức”. Thibaut, một đại diện của phong trào Luật tự nhiên nhận định rằng, các Bộ luật Dân sự hiện hành của Pháp, Phổ và Áo có thể đóng vai trò quan trọng là hình mẫu hữu ích cho các nhà soạn thảo luật của Đức. Tuy nhiên, các đề xuất của Thibaut vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các thành viên của Trường phái Sử luận do luật gia có ảnh hưởng lớn Friedrich Carl von Savigny (1779–1861) đứng đầu. Savigny, sau khi nghiên cu khái quát lut Đc đã đi đến kết lun là nên ng hộ việc ly Lut La Mã làm cơ sở cho Bộ luật Dân sự Đc, bởi vì Lut La Mã là thứ luật duy nht đã thc sự đưc nghiên cu và ban hành ti Đc[16].
Lý thuyết ca Savigny đã thng thế. Trong sut thế kỷ XIX, khi các hc giả Pháp ngây ngt trong âm hưng với sự thành công trong bộ luật của h, các đng nghip ngưi Đc li tiến hành nghiên cu Lut La Mã và son tho mt khung pháp lý ở trình độ kỹ thuật cao hơn. Các cố gắng của họ nhằm hệ thống hoá pháp lut và nhm đnh nghĩa các quan nim pháp lý đã dn đến nhng thành quả đầy n tưng. Bộ luật Dân sự Đức có sự hoàn hảo về mặt kỹ thuật mà không có bộ luật nào thời đó đạt được và vẫn tỏ ra xuất sắc cho đến tận ngày nay. Về hệ tư tưởng, Bộ luật này là sự nối tiếp của Bộ luật Dân sự Pháp. Tuy nhiên, nếu như quyền sở hữu là nét đặc trưng của Bộ luật Napoleon (như là phản ứng chống lại chế độ phong đất thời phong kiến) thì hp đng li đc trưng cho BGB (do chế định này nhằm phục vụ xã hội tư bản và tư tưởng cấp tiến về thị trường tự do). Sự phát triển ca công cuc công nghip hoá cũng đưc phn ánh trong mt vài khía cnh ca chế định trách nhim ngoài hp đng.
Mặc dù có những khác biệt quan trọng về phong cách và cấu trúc, cả Bộ luật Dân sự của Đức và Pháp đều có rất nhiều điểm chung. Cả hai bộ luật đều dựa chủ yếu vào các nguồn luật chung - ius commune và luật pháp quốc gia tương ứng của chúng. Ảnh hưởng của ius commune bắt nguồn từ Luật La Mã đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực luật nghĩa vụ, cũng như cách thức cấu trúc và hệ thống hóa các tài liệu. Mặt khác, các nguồn luật bản địa dường như đã có ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực luật gia đình và luật thừa kế. Hơn nữa, hai bộ luật này có cơ sở tư tưởng chung vì cả hai đều dựa trên chủ nghĩa tự do thế kỷ XIX và thấm nhuần các khái niệm về quyền tự chủ cá nhân, tự do hợp đồng và sở hữu tài sản. Vì nhiều thay đổi trong xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian một trăm năm giữa hai bộ luật khi ban hành, nên Bộ luật Dân sự Đức năm 1896 ở một số khía cạnh tiên tiến hơn và cập nhật hơn Bộ luật Dân sự của Pháp năm 1804.
5. Luật La Mã và mối quan hệ với pháp luật dân sự Việt Nam
Luật La Mã tuy không có ảnh hưởng trực tiếp, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp đến pháp luật dân sự Việt Nam, thông qua hai con đường. Một là thông qua pháp luật dân sự Pháp, được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX; và hai là thông qua hệ thống pháp luật Xô viết, từ sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng năm 1954.
Khi Luật La Mã phát triển và có ảnh hưởng bao trùm đối với truyền thống Dân luật phương Tây, thì lúc này, Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng của hệ thống luật lệnh lấy nhà Vua làm trung tâm, từ nền văn minh Trung Hoa mang lại. Tất cả các bộ luật do các nhà Vua Việt Nam ban hành đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ các bộ luật Trung Hoa, từ ngôn ngữ, bố cục bộ luật, tên các chương, điều, cũng như kỹ thuật pháp lý.
Cho đến khi người Pháp tới xâm chiếm, đặt Việt Nam làm thuộc địa, kể từ đó, người Pháp đã cho ban hành một số bộ luật trên đất nước Việt Nam. Những bộ luật này bởi vì do người Pháp chủ trì việc soạn thảo và ban hành, cho nên chịu ảnh hưởng luật Pháp là lẽ đương nhiên.
Năm 1884, người Pháp chính thức ban hành Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ, Bộ luật này được kế thừa từ hai Sắc lệnh do Tổng thống Pháp ký ngày 3/10/1883. Về nội dung, hai Sắc lệnh này đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804[17].
Sau đó, Bộ Dân luật Bắc kỳ gồm 1455 điều khoản đã được ban hành ngày 30/3/1931, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1931. Bộ luật này là một công trình đồ sộ, tiếp nhận những nguyên tắc và những thông lệ pháp lý của phương Tây, chịu ảnh hưởng rất lớn của Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 và Bộ luật Dân sự Thụy Sĩ năm 1912[18]. Đồng thời, Bộ Dân luật Bắc kỳ cũng phản ánh được nhiều tục lệ Việt Nam về tổ chức gia đình.
Tại miền Trung (tức Trung kỳ), Bộ Tư pháp Huế đã phỏng theo Bộ Dân luật Bắc kỳ để soạn ra bộ “Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật” (thường được gọi là Bộ Dân luật Trung kỳ) ban hành từng quyển một từ 13/6/1936 đến 28/9/1939.
Về cách sắp xếp cũng như nội dung, Bộ Dân luật Trung kỳ đã mô phỏng những vấn đề chính yếu từ Bộ Dân luật Bắc kỳ. Có thể nói, Bộ Dân luật Trung kỳ đã sao chép lại gần như đầy đủ các điều khoản của Bộ Dân luật Bắc kỳ. Nhưng do ban hành muộn hơn 5 năm, nên Bộ luật này đã khắc phục được một số hạn chế so với Bộ Dân luật Bắc kỳ. Bộ Dân luật Trung kỳ bao gồm 1709 điều.
Kể từ đó trở đi, pháp luật dân sự Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều từ Dân luật Pháp, vốn chịu ảnh hưởng từ Luật La Mã trước đó.
Sau năm 1954, Việt Nam đã chọn đi theo mô hình Xô viết của Liên Xô, nên hệ thống pháp luật và tư duy pháp lý chịu ảnh hưởng từ nền luật học Xô viết. “Thời kỳ trước đổi mới, khoa học pháp lý cũng như tư duy pháp luật của Việt Nam gần như hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng của trường phái pháp luật Xô viết”[19]. Cho đến nay, những ảnh hưởng của luật pháp Xô viết vẫn còn để lại những dấu ấn đậm nét trong các lĩnh vực như sở hữu, tổ chức quyền lực nhà nước…
Theo Rene David, rất rõ ràng là luật pháp của Liên Xô có quan hệ gần gũi với Luật La Mã[20]. Olimpiad S. Ioffe còn phát hiện ra rất nhiều sự tương đồng trong các nguyên tắc của pháp luật Xô viết so với Luật La Mã[21].
6. Những gợi ý về việc nghiên cứu Luật La Mã ở Việt Nam
Cho đến nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu về Luật La Mã đóng một vai trò quan trọng trong nền luật học phương Tây, tuy nhiên, nghiên cứu về Luật La Mã lại chưa thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và giảng dạy luật ở Việt Nam. Gần như tất cả các trường có giảng dạy luật ở phía Nam đều không giảng dạy Luật La Mã trong chương trình đào tạo cử nhân luật của mình. Mặc dù các nhà luật học Việt Nam hiện nay đang chú trọng việc học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài, đặc biệt việc cấy ghép pháp luật nước ngoài cũng như tiếp nhận pháp luật nước ngoài đang được phát triển nhiều ở Việt Nam.
Phải nói là hầu hết các nguyên tắc cơ bản của truyền thống Dân luật phương Tây đều bắt nguồn từ Luật La Mã. Các nguyên tắc này đã được các luật gia La Mã mổ xẻ từ rất lâu, trải qua năm tháng, đã được truyền thống Dân luật phương Tây tiếp nhận và phát triển nó lên những tầm cao mới.
Trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay, có rất nhiều nguyên tắc, chế định chịu ảnh hưởng từ truyền thống Dân luật phương Tây. Do đó, việc nghiên cứu sâu sắc về Luật La Mã, cũng như quá trình tiếp nhận Luật La Mã và phát triển nó trong truyền thống Dân luật phương Tây là rất cần thiết. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tiếp nhận pháp luật nước ngoài của chúng ta.

 


[1] George Mousourakis (1978), Roman law and the origins of the civil law tradition, Springer International Publishing, p. 7.
[2] Peter Stein (1999), Roman law in European history, Cambrige University press, p. 10.
[3] Bart Wauters and Marco de Benito (2017), The history of roman law in european an introduction, Edward Elgar Publishing Limited, p. 35.
[4] Hans Julius Wolff (2010), The science of ancient legal history, Lawyers guild review 10, no.3, pp. 47-51.
[5] George Mousourakis (2007), A Legal History of Rome, Routledge, p. 179.
[6] George Mousourakis (1978), Roman Law and the origins of the civil law tradition, Springer International Publishing, p. 9.
[7] Peter Stein (2004), Roman Law in European History, Cambridge University Press, pp. 62-63.
[8] Emilija Stankovic (2005), The influence of Roman law on Napoleon's Code Civil, Fundamina: A Journal of Legal History, No. 1, Published Online: 1 Jan 2005, https://hdl.handle.net/10520/EJC34256.
[9] Béla Pokol (2008), The beginnings of medieval and jurisprudence, The development of European legal thought, Dialog Campus Publisher Budapest 2008, p. 145.
[10] Thomas A.J. McGinn (2012), Obligations in roman law, past, present, and future, University of Michigan Press, p. 38.
[11] Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2004), Kỷ yếu hội thảo 200 năm Bộ luật Dân sự Pháp, tr. 18.
[12] Nguyễn Ngọc Điện (2009), Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 50.
[13] Nguyễn Ngọc Điện (2009), tlđd, tr. 50.
[14] Freund, E. (1890), Historical Jurisprudence in Germany, Political Science Quarterly, 5(3), tr. 470.
[15] Reinhard Zimmermann, The German Civil Code and the Development of Private Law in Germany, https://ouclf.law.ox.ac.uk/the-german-civil-code-and-the-development-of-private-law-in-germany/#fn5sym.
[16] Freund, E, tlđd, tr. 473.
[17] Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, Tập I, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, 1960, tr. 4.
[18] Vũ Văn Hiền, tlđd, tr. 5.
[19] Đinh Dũng Sỹ, Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01 (401), tháng 01/2020, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210462.
[20] Rene David & John E.C. Brierly (1985), Major Legal Systems in the World today, (Third Edition), London Stevens and Sons, p. 156.
[21] Olimpiad S. Ioffe, Soviet Law and Roman Law, Boston University Law Review, Vol. 62, pp. 702-709, https://heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=hein.journals/bulr62&div=27&id=&page=.

(Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên ấn phẩm Nghiên cứu lập pháp số 22(501), tháng 11/2024)


Thống kê truy cập

35676911

Tổng truy cập