08/01/2025 14:41:00 CH
LẬP PHÁP - Khái niệm quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật là hai khái niệm cơ bản trong nhận thức về pháp luật, hệ thống pháp luật của một quốc gia và cũng là hai khái niệm then chốt của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong pháp luật thực định cũng như trong nghiên cứu lý thuyết còn có sự khác nhau nhất định trong cách tiếp cận và đưa ra định nghĩa về hai khái niệm này. Để phục vụ cho việc nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong thời gian tới, tác giả bài viết phân tích, trao đổi và làm rõ các yếu tố mang tính bản chất của hai khái niệm nêu trên.
27/12/2024 14:29:00 CH
LẬP PHÁP - Hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được quy định là quyền của bên thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong bài viết này, các tác giả phân tích những quy định chung về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng; chỉ ra những hạn chế trong quy định và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, so sánh với quy định của pháp luật một số nước; trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện.
26/12/2024 11:10:00 SA
LẬP PHÁP - Từ đầu thế kỷ XXI, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) đã ban hành nhiều điều ước và văn kiện quốc tế (luật quốc tế mềm - soft law) nhằm thúc đẩy các quốc gia quyết tâm hạn chế và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo, không theo quy định (IUU)[1] trong đó có Kế hoạch hành động quốc tế để ngăn chặn, xác định và loại bỏ IUU năm 2001 (IPOA-IUU)[2] và Hướng dẫn tự nguyện về Hoạt động của quốc gia mà tàu mang cờ năm 2014 (Hướng dẫn 2014)[3]. Về bản chất, IPOA-IUU và Hướng dẫn 2014 là “luật quốc tế mềm” nên việc thực hiện chúng phụ thuộc vào ý chí chính trị của các quốc gia. Là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về khai thác thuỷ sản[4], Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật thuỷ sản theo hướng hài hoá với pháp luật quốc tế, đặc biệt là pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và “luật quốc tế mềm” được ban hành trong khuôn khổ của FAO. Từ thực tiễn nói trên, trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ ba nội dung: (i) Khai thác IUU và luật pháp quốc tế; (ii) Hiệu quả của việc các quốc gia có cảng áp dụng Hướng dẫn 2014 và (iii) Khả năng áp dụng, nội luật hoá IPOA-IUU và Hướng dẫn 2014 của Việt Nam để phòng, chống khai thác IUU.
26/12/2024 10:59:00 SA
LẬP PHÁP - Trong bài viết này, tác giả làm sáng tỏ những vấn đề về: 1) Đổi mới tư duy, nhận thức về cách tiếp cận đến lập pháp trong tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2) Hình thành tư duy tiếp cận đa ngành, liên ngành đến lập pháp trong tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 3) Nhận thức đúng mục tiêu, nội dung đổi mới tư duy lập pháp trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; 4) Đổi mới tư duy tổ chức thực hiện trên thực tế hoạt động lập pháp trong giai đoạn mới.
16/12/2024 10:56:00 SA
LẬP PHÁP - Quyền tiếp cận thông tin của người tiêu dùng là một trong tám quyền cơ bản của người tiêu dùng đã được Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế và Liên hợp quốc thừa nhận. Trong đó, quyền tiếp cận thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng là một trong các quyền tiếp cận thông tin của họ. Trong bài viết này, tác giả so sánh pháp luật của Việt Nam với pháp luật của Australia, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) để thấy điểm tương đồng và sự khác biệt giữa pháp luật các nước về quyền tiếp cận thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
16/12/2024 10:43:00 SA
LẬP PHÁP - Trong những năm gần đây, biện pháp tước quốc tịch được sử dụng ngày càng phổ biến bởi các quốc gia và gây ra tác động không chỉ đối với cá nhân bị mất đi quốc tịch mà cả với quốc gia áp dụng. Xuất phát từ tầm quan trọng của quyền có quốc tịch, trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về tước quốc tịch và đồng thời đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tước quốc tịch.