Thực trạng và giải pháp nâng cao kỷ luật hành chính trong giai đoạn hiện nay

01/12/2003

THS. NGUYỄN PHƯỚC THỌ

Vụ Cải cách hành chính, Văn phòng Chính phủ

 Trật tự kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả quản lý trong hoạt động của bộ máy hành chính đang là một vấn đề rất bức xúc. Những yếu kém của nền hành chính, thể hiện tập trung ở vấn đề kỷ luật hành chính, đã trở nên sa sút nghiêm trọng bao trùm lên toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước trong những năm gần đây là giảm sút hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính, cản trở ghê gớm tiến trình phát triển của xã hội, nhất là trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân, phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Do vậy tìm rõ nguyên nhân sâu xa và có được những giải pháp cơ  bản,đồng bộ để khắc phục làđòi hỏi cấp bách trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay
 
1. Kỷ luật hành chính là gì?
Kỷ luật hành chính là những yêu cầu về tính trách nhiệmđặt ra đối với cán bộ, công chức của bộ máy hành chính trong khi thi hành công vụ trên mỗi một vị trí công tác của mình trong bộ máy hành chính nhà nước. Những yêu cầu này là sự biểu hiện cụ thể về tính hợp pháp, quy luật tồn tại, phát triển của bộ máy nhà nước, và do vậy kỷ luật hành chính là cơ sởtạo nên sức mạnh tổng hợp, thống nhất của bộ máy quản lý.Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính được bảođảm bằng một tổ hợp những giới hạn về mặt thể chế thể hiện trong các quy định của pháp luật bao gồm một hệ thống thứ bậc các văn bản pháp luật từ Hiến pháp đến các văn bản  pháp quy mà mỗi cơ quan, công chức hành chính phải có trách nhiệm tuân thủ và chấp hành. Những giới hạn này bảođảm hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thực hiện tốt vai trò và chức năng quản lý các mặt đời sống xã hội có hiệu lực, hiệu quả, phục vụ các nhu cầu phát triển của xã hội. Trong phạm vi những giới hạn này, các cơ quan hành chính, các công chức trao đổi hoạt động với nhau để phục vụ các nhu cầu của xã hội trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, tổ chức. Những giới hạn thể chế này được bảo đảm thực hiện bằng các quy định về: chế độ trách nhiệm của công chức trong thi hành công vụ, chế độ làm việc, công tác của các thiết chế bộ máy; chế độ trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được quy định… Nói các khác, mỗi một thiết chế tổ chức trong bộ máy hành chính, mỗi một vị trí công chức trong bộ máy đó đều được pháp luật xácđịnh vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể, nhưng những quy định này sẽ khôngđược thực hiện nghiêm túc nếu như không ápđặt lên trên nó một chế độ trách nhiệm rõ ràng và chặt chẽ. Chế độ trách nhiệm đó là kỷ luật hành chính.
2.   Tình trạng sa sút kỷ luật hành chính hiện nay
Một số biểu hiện chủ yếu:
ưTình trạng phổ biến lâu nay nhưng rất chậm được khắc phục là có luật, nghị định quy định rõ ràng, cụ thể rồi nhưng khi công dân, tổ chức yêu cầu được thực hiện thì cơ quan, công chức có trách thực thi đưa ra với  lý do là chưa có thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành nên không thể thực hiện được. Tình trạng “thông tư hoá” các luật, nghị định trở thành một quy phạm bất thành văn trong hoạtđộng áp dụng pháp luật rất phổ biến, không có thông tư thì luật, nghị định không thực hiệnđược.
-Công chức thừa hành pháp luật giải thích pháp luật theo nhận thức chủ quan tuỳ tiện của mình hoặc cố tình không thi hành những quy định mới của pháp luật, vẫn cố bám lấy những quy định cũ đã hết hiệu lực để mưu lợi riêng cho mình, hoặc áp dụng thi hành những quy định của pháp luật một cách méo mó, tựđặt ra những thủ tục không theo quy định của pháp luật để bắt công dân, tổ chức phải chấp hành… Đây chính là tình trạng các luật, chính sách không được chấp hành nghiêm  túc  trong chính ngay bộ máy hành chính.
-Cấp dưới không chấp hành hoặc chấp hành chiếu lệ hình thức sự chỉ đạo, văn bản của cấp trên, theo kiểu “trên nói dưới không nghe”. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọngđược thể hiện ở tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, “phép vua thua lệ làng”, các địa phương tự đặt ra các quy định cho mình trái hoặc khác với các quy định của pháp luật, làm cho một văn bản thậm chí một quy định của luật pháp được nhận thức và áp dụng mỗi nơi một khác. Tính thống nhất và thông suốt của hoạt động quản lý hành chính nhà nước bị vi phạm nghiêm trọng, làm cho hoạt động quản lý bị cắt khúc theo các tầng nấc, quản lý nhà nước ở mỗi cấp có sự tách biệt hoặc bị biến dạng, méo mó bởi tính cục bộ, cát cứ.
-Các bộ, ngành tranh giành ảnh hưởng lợi ích cục bộ, bỏ trống công việc quản lý thuộc trách nhiệm của mình, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong việc giải quyết những công việc chồng chéo hoặc đẩy công việc khó khăn thuộc trách nhiệm của bộ, ngành lên cho Thủ tướng để tìm kiếm các nguồn lực giải quyết. Trong xây dựng và ban hành văn bản không đứng trên lợi ích chung mà chỉ nhằm duy trì, bảo vệ lợi ích riêng, cố tình duy trì những thể chế của cơ chế cũ có lợi cho bộ, ngành, gây thiệt hại cho xã hội, thể hiện rõ nhất là trong việc các bộ, ngành ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành luật và các văn bản pháp quy, vừa chậm, vừa làm méo mó các quy định của luật, pháp lệnh và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, quản lý nhà nước giữa các bộ có sự tách biệt nhau, văn bản quy phạm pháp luật (các quyết định, chỉ thị, thông tư) của bộ, ngành nào thì các bộ ngành khác có liên quan không thực hiện nếu không có chỉ dẫn cụ thể của chính bộ, ngành đó.
-Hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra thiếu trật tự kỷ cương, đặc biệt trong quan hệ với các doanh nghiệp. Trên thực tế, hoạt động thanh tra, kiểm tra thời gian gần đây chồng chéo, không đứng thẩm quyền, tuỳ tiện, vô cớ, không báo trước, không có kế hoạch… trở thành biểu hiện tập trung của tình trạng “áp bức hành chính” của bộ máy quan liêu đối với xã hội với nền kinh tế đang đòi hỏi được phát triển mạnh mẽ. Vì lẽ đó, thanh tra, kiểm tra mất dần đi tính chất là công cụ của quản lý nhà nước, trở  thành công cụ sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức hành chính thiếu trách nhiệm đối với doanh nghiệp.
- Quan hệ phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước có nhiều trục trặc, đối phó, thoả hiệp, thiếu hiệu quả. Việc các bộ, ngành thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với nhau trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành, dẫn đến phải đẩy rất nhiều việc, kể cả không ít những việc cụ thể, sự vụ, lên cho Thủ tướng giải quyết hặc bỏ mặc, hoặc giải quyết theo kiểu thoả hiệp như trong xây dựng một số các dự án nghị định, luật, pháp lệnh làm cho các văn bản này ngay sau khi ban hành đã không có tính khả thi, mặc dù đãđược xây dựng công phu, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
-   Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân một cách đối phó, lẩn tránh, đùn đẩy, vô trách nhiệm, vi phạm quyền của công dân, thậm chí còn xử lý sai luật pháp và chính sách quy định, gây oan trái và thiệt hại cho dân, làm cho tình hình an ninh, trật tự trở nên phức tạp, không ổn định.
-   Một bộ phận cán bộ, công chức cửa quyền hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà với tổ chức, công dân trong khi giải quyết công việc hoặc làm những việc mà pháp luật cấm công chức không được làm như hoạt động tư vấn về những công việc liên quan đến bí mật nhà nước, đến hệ thống thẩm quyền giải quyết của mình hoặccó khả năng gây phương hại đến an ninh quốc gia; không giữ gìn bí mật trong công tác, phát tán hoặc để lộ những chủ trương, chính sách đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện hoặc đang cân nhắc để ban hành, gây dư luận không tốt, làm xáo trộn các hoạt động bình thường của xã hội; hoặc nghiêm trọng hơn là bán các tài liệu, thông tin bí mật cho kẻ thù.
Hậu quả: Tình trạng sa sút kỷ luật hành chính
- Làm cho các chủ trương, chính sách chậm đổi mới, thậm chí không thể đi vào cuộc sống, hoặc làm méo mó đi theo các tầng nấc trung gian; không có sự kiểm tra, giám sát để mặc cho sự tự do tuỳ tiện diễn giải, vận dụng theo nhận thức chủ quan của người quản lý. Và trên thực tế không ít chủ trương, chính sách đổi mới bị vô hiệu hoá cán bộ thừa hành ở dưới làm vô hiệu hoá các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Do tình trạng “trên cởi, dưới bó”, “trên thông thoáng, dưới thắt lại”, thể hiện ở việc quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị định thì rất thông thoáng, được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài hoan  nghênh,  nhưng khi đưa vào triển khai thực hiện thì gặp muôn vàn vướng mắc, khó khăn bởi sự phớt  lờ hoặc giải thích tuỳ tiện, tự đặt ra các thủ tục để hình thành nên những “cơ chế ngầm” trong việc giải quyết công việc, buộc công dân, tổ chức, để thực hiện được những quyền vốn được pháp luật thừa nhận, phải đi qua những con đường lẩn khuất do các cơ chế ngầm đó tạo ra. Dẫn đến việc trong các hoạtđộng trao đổi về kinh tế, dân sự, hành chính… giữa các cơ quan, tổ chức, công dân, hình thành nên các chi phí chính thức theo quy định của pháp luật và chi phí không chính thức khác ngoài khuôn khổ của luật pháp. Điều này làm xói mòn các chuẩn mực của luật pháp, biến chúng trở thành hình thức, để mặc cho các hoạt động “ngầm” hoành hành. Và như vậy không khuyến khích được các hoạt động lành mạnh để thúc đẩy xã hội phát triển.
-Xét trên tổng thể, hoạt động của bộ máy quản lý do không có trật tự, kỷ cương, thiếu thống nhất đã gây lãng phí các nguồn lực, do đó chi phí cho hoạt động quản lý nhà nước tăng quá mức, hiệu quả quản lý xuống thấp, bộ máy quản lý trở thành gánh nặng cho xã hôi, không thúc đẩy xã hội phát triển mà ngược lại tạo nhiều trở lực cản trở, kìm hãm sự phát triển.
ưSự tha hoá, biến chất một bộ phận cán bộ, công chức, việc buông lỏng kỷ luật hành chính là điều kiện để lan tràn các tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu, hách dịch của không ít cán bộ, công chức trong giải quyết công việc. Việc một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng chức quyền để thu lợi cá nhân, làm thiệt hạiđến lợi ích của đất nước ngày càng phổ biến, có nơi, có lúc trở nên ngang nhiên, trắng trợn thách thức pháp luật và dư luận.
ưCũng do kỷ luật hành chính lỏng lẻo mà cán bộ, công chức làm việc chểnh mảng, lơ là công cụ, không chú tâm vào hoàn thành nhiệm vụ được giao, chỉ làm việc theo kiểu tạm bợ, cầm chừng, sử dụng giờ làm việc để làm việc riêng. Phong cách lề lối làm việc “lất phất”, không sâu sát nhưvvậy làm cho hoạtđộng của bộ máy quản lý hết sức trì trệ, chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc rất thấp, tính chất quan liêu trong hoạt động quản lý tăng lên.
Tóm lại, sa sút kỷ luật hành chính là nguyên  nhân  trực  tiếp  tác  động  tiêu cứcđến trật tự, kỷ cương, phép nước; tính tập trung,  thống  nhất,  thông  suốt  trong hoạt động của hệ thống hành chính bị vi phạm; hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước bị giảm sút; lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật, vào sự vô tư, công bằng của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức bị xói mòn. 
3. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa sút nghiêm trọng về kỷ luật, trật tự, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước hiện nay. Chúng tôi xin đề cập đến bảy nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Hoàn cảnh khách quan: “Khoảng trống” quyền lực
Chúng ta đang trong quá trình tiến hành cải cách bộ máy nhà nước mà bản chất của các cuộc cải cách này là phân bố, xác định lại tính chất và quy mô của quyền lực nhà nước trong các mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội, giữa các thiết chế của bộ máy nhà nước với nhau cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Như vậy, có thể nói trong bối cảnh của cải cách hành chính cũng như của từng thiết chế đang được xem xét lại, tức là quyền lực quản lý của bộ máy quản lý đang trong quá trình điều chỉnh lại một cách tổng thể, toàn diện, chưa thể ổnđịnh và cân bằng ngay được. Trong điềukiện đó, việc tồn tại những “khoảng trống” quyền lực là không tránh khỏi và kiểm soát việc thực thi quyền lực có những khó khăn tất yếu. Các giới hạn chuẩn mực trong thực thi quyền lực theo cơ chế mới đang trong quá trình hình thành, bên cạnh đó, các giới hạn cũ chưa được thay thế. Ví dụ như hiện nay vẫn chưa có quy định phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra nhà nước, do đó việc thanh tra, kiểm tra nhà nước cứ chồng  chéo, tuỳ tiện gây không biết bao nhiêu phiền phức cho các doanh nghiệp. Mặt khác, cũng phải thấy rằng bộ máy quản lý còn đang nằm giữa quá nhiều quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp theo kiểu cơ chế cũ mà đáng ra phải chuyển giao một phần quyền lực đó cho xã hội, để chính các doanh nghiệp và các đối tác của nó tự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các mối quan hệ làm ăn theo quy định của pháp luật. 
Yếu tố chủ quan: Tư duy chậm đổi mới
- Lúng túng, chậm chễ trong việc cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ cho phù hợp với điều kiện của cơ chế mới, với tính chất, đặc điểm của bộ máy hành chính, nhằm nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của hệ thống hành chính nhà nước và của thủ trưởng cơ quan hành chính.
ư Không thiết lập được cơ chế để thống nhất trách nhiệm với quyền hạn trong quản lý; quyền hạn chưa gắn liền với trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; không phân định rõ ràng giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm của cá nhân. Tình trạng không rõ ràng về trách nhiệm tất yếu dẫn đến cạnh tranh, tranh giành quyền lợi giữa các cơ quan, tổ chức. Điều này lại dẫn đến sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ và bỏ trong công việc quản lý.
- Trách nhiệm cá nhân của người đứngđầu cơ  quan hành chính trên thực  tế  ítđược thực hiện nghiêm túc. Nhiều nơi vi phạm pháp luật xảy ra nhiều, kéo dài nhiều năm, gây hậu quả nặng nề, nhưng người đứng đầu cơ quan hành chính đó hiếm khi bị xử lý về trách nhiệm, hoặc chỉ xử lý qua loa bằng những hình thức kỷ luậtnhư cảnh cáo, khiển trách…
- Quyền lực quản lý không tập trung, còn để phân tán, biểu hiện rõ nét ở việc còn để các bộ, ngành, chính quyền địa phương ban hành quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến sự triển khai không thống nhất các quy định của Chính phủ và các quy định của luật.
ưPhân định thẩm quyền quản lý giữa các cấp, các ngành, các cơ quan chưa rành mạch, tính độc lập tương đối giữa các chủ thể quản lý chưa được bảo đảm, dẫn đến tình trạng cấp trên can thiệp vào công việc của cấp dưới mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc ngược lại cấp dưới đùnđẩy công việc thuộc thẩm quyền cho cấp trên giải quyết; cơ  quan chính quyền  đùnđẩy các công việc thuộc thẩm quyền của mình cho cấp uỷ đảng quyết định để lẩn tránh  trách  nhiệm  hoặc  ngược  lại  cấp uỷĐảng can thiệp tuỳ tiện vào công việc quản lý thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý mà  không phải gánh trách nhiệm pháp  lý…Tình trạng quản lý vừa có biểu hiện của tập trung quan liêu, vừa phân tán cục bộ…đều có thể tìm thấy căn nguyên từ nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được đổi mới và cụ thể hoá về nội dung. Đây chính là biểu biện của sự tụt hậu của lý luận quản lý nhà nước trước yêu cầu bức xúc của thực tiễn.
Thiếu “biện pháp đặc biệt”
Trong điều kiện của chuyển đổi cơ chế quản lý tất yếu có sự xáo trộn về trật tự kỷ cương không chỉ trong xã hội nói chung mà cả chính ngay trong bộ máy quản lý, đó là sự chuyển giao từ một trật tự cũ sang một trật tự mới. Tuy nhiên, về mặt chủ quan chúng ta thiếu những biện pháp mạnh mẽđể  đối  phó  với tình  hình  “tranh  tối tranh sáng”1này. Trong tình hình hiện nay, việc có những biện pháp đặc biệt, vượt ra khỏi khuôn khổ bình thường của thể chế hiện hành là sự cần thiết bắt buộc. Chỉ có như vậy mới vãn hồi trật tự. Việc thành lập các đoàn công tácđặc biệt của Chính phủ để giải quyết khiếu kiện của dân tại một số địa phương vừa qua là một trong số những biện pháp như vậy. Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng lại ở một lĩnh vực. Tình hình đòi hỏi phải sử dụng rộng rãi hơn những biện pháp đặc biệt để thiết lâp lại trật tự trong bộ máy hành chính ở các cấp. 
Sự yếu kém của hệ thống thanh tra nhà nước
Trong điều kiện hiện nay, thanh tra, kiểm tra phải là công cụ quan trọng, đi tiên phong trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật, tăng cường trật tự, kỷ cương trong xã hội và ngay trong chính bộ máy quản lý. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra hầu như chưa có chuyển biến gì. Khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của hệ thống thành tra vẫn theo cơ chế cũ (Pháp lệnh Thanh tra ban hành từ năm 1991). Việc phát hiện sai phạm đã chậm và kém, việc quy trách nhiệm và xử lý vấn đề còn chậm và kém hơn, mặt khác việc thanh tra, kiểm tra lại vừa cửa quyền, vừa hình thức không những không ngăn chặn được sai phạm mà còn gây nhiều phiền nhiễu cho những người làm ăn chân chính. Chúng tôi cho rằng, là công cụ quản lý quan trọng, là công cụ duy trì và bảo vệ trật tự kỷ cương trong hoạtđộng quản lý của bộ máy quản lý nhà nước không thể để thanh tra, kiểm tra nhà nước như tình trạng hiện nay. 
Chưa phân định rạch ròi quyền hạn và trách nhiệm
Thực tế cho thấy, các biện pháp xử lý kỷ luật hành chính kể cả biện pháp hình sự đối với cán bộ, công chức vi phạm nhìn chung là rất chậm và thiếu mạnh mẽ, do đó không phát huy được tính chất răn đe, phòng ngừa chung của các biện pháp xử lý được áp dụng, chính vì vậy chưa đủ để chặn đứng tình trạng sa sút trật tự, kỷ cương trong bộ máy quản lý. Thực trạng này có nguồn gốc sâu xa hơn là việc chúng ta thể chế hoá được nguyên tắc thống nhất “quyền hạn với trách nhiệm”. Do đó, công chức có quyền, thậm chí nhiều quyền và quyền lớn nhưng không rõ được trách nhiệm
đến đâu, đến khi có vi phạm xảy ra thì rất khó quy trách nhiệm cá nhân. Đi liền với tình trạng này là việc không có cơ chế động viên, khuyến khích những người tích cực dám nghĩ, dám làm, và dám chịu trách nhiệm. Cán bộ, nhất là cán bộ có chức vụ, quyền hạn, trong công tác chỉ tìm mọi cách để không vi phạm khuyếtđiểm, không dám mạnh bạo trong công tác, không dám thử nghiệm những ý tưởng mới, cốtđể giữ chắc cái ghế của mình. Đây chính là việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ chưa đúng như đã chỉ ra ở trên, do vậy làm cho cả bộ máy lâm vào tình trạng trì trệ. 
Chậm khắc phục
Chậm khắc phục những bất hợp lý trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính đã tạo môi trường thuận lợi cho nảy sinh vi phạm kỷ luật của những cán bộ, công chức thiếu ý thức rèn luyện, sa sút phẩm chất đạo đức,đục nước béo cò. Những vụ vi phạm của nhiều cán bộ ngân hàng thương mại, hải quan v.v… thời gian qua có một phần nguyên nhân từ sự chưa hoàn thiện của hệ thống thể chế. Sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, những quy định cũ, lạc hậu không được loại bỏ kịp thời, cũng như việc quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan không rõ ràng, chồng chéo và các thủ tục hành chính rườm rà… chậm được khắc phục chính là những điều kiện làm gia tăngđáng kể tình trạng thiếu trật tự kỷ cương trong hoạt động quản lý của nhà nước. 
Giáo dục cán bộ, công chức chưa thường xuyên
Cán bộ công chức chưa được giáo dục thường xuyên và nghiêm túc về ý thức trách nhiệm, bổn phận trong khi thi hành công vụ, chưa thực sự ý thức được việc thực hiện các công việc nhà nước để phục vụ dân là lý do tồn tại cho công việc của mình, cho danh dự của công chức. Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nặng về phần chuyên môn, kỹ năng nhưng không dạy một cách nghiêm túc  nhất  trước hết về bổn phận, trách nhiệm đạo đức “công bộc của dân”. Trên thực tế, chúng ta giáo dục cán bộ, công chức về đạo đức nghề nghiệp theo kiểu giáo điều và coi việc tự họ phải giáo dục lấy mình là chủ yếu.
4. Một số giải pháp
Những giải pháp có tính chiến lược như hoàn thiện hệ thống pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính; đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quan hệ giữa cơ quan hành chính với công dân, tổ chức. Kiện toàn tổ chức vàđổi mới quy chế hoạt động của bộ máy hành chính, tạo khuôn khổ luật pháp thống nhất cho tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính. Tiếp tục đổi mới chế độ công vụ, quy chế công chức và tăng cường các biện pháp hữu hiệu để thực hiện nghiêm túc. ở đây, chúng tôi xin nêu một số giải pháp cụ thể có tính cấp bách đối với vấn đề kỷ luật hành chính của chúng ta hiện nay:
a) Trách nhiệm của cá nhân
Xác định rõ vai trò và quy định pháp luật cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong việc để xảy ra những vi phạm kỷ luật hành chính gây hậu quả tácđộng tiêu cực. Đồng thời, thủ trưởng cơ quan hành chính phải được trao đầy đủ thẩm quyềntrong việc sử dụng các công cụ và đòn bẩy quyền lực để thiết lập và duy trì trật tự kỷ cương trong tổ chức bộ máy do mình đứngđầu. Thủ trưởng cơ quan phải có quyền lực thực sự đối với cán bộ cấp dưới bảo đảm sự phục tùng kỷ luật hành chính của cán bộ, công chức. 
b)   Tính thống và hiệu quả của việc ban hành văn bản pháp quy
Tập trung quyền lập quy (quyền xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật  của bộ máy hành chính) vào Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (trước hết và quan trọng nhất là đối với việc ban hành quy định những vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính, thuế, phí và lệ phí, thủ tục hành chính… là những vấn đề rất dễ có sự tuỳ tiện). Luật, nghị định của Chính phủ phải cụ thể để có thể áp dụng được trực tiếp không cần phải có hướng dẫn thêm; hạn chế đi đến chấm dứt việc các bộ, ngành được quyền ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện nghị
định của Chính phủ.  
c) Thực hiện quy chế về trách nhiệm của công chức
ưBan hành quy chế và áp dụng rộng rãi chế độ bổ nhiệm có thời hạn đối với công chức, kể cả đối với công chức được bổ nhiệm vào những vị trí chức vụ cao do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm như thứ trưởng, tổng cục trưởng.
ưXây dựng và hoàn thiện, đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức, của cơ quan nhà nước. Cụ thể hoá các quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức về nghĩa vụ cỉa cán bộ, công chức thành các quy chế về trách nhiệm của họ trong thi hành công vụ. Theo hướng đó, Nghị định số 210ưCP ngày 08/6/1979 của Hội đồng Chính phủ ban hành bản quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chếđộ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan nhà nước cần được nghiên cứu, sửađổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý của giai đoạn phát triển mới. Và điều quan trọng hơn là tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định này ở mọi lúc, mọi nơi, đối với mọi cán bộ, công chức trên mọi cương vị công tác.
ư Chú trọng thường xuyên giáo dục có bài bản đối với cán bộ, công chức về kỷ luật hành chính, thái độ phục vụ nhân dân. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để công dân có ý thức tuân thủ pháp luật có vai trò thực sự trong bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của bộ máy hành chính, làm saođể họ có quyền đấu tranh trực tiếp hàng ngày đối với những hiện tượng không tuân thủ chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, và làm sao người công chức luôn phải chịu áp lực từ phía người dân mà mình phục vụ về việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.
d) áp dụng các biện pháp đặc biệt
Tăng cường sử dụng các biện pháp đặc biệt trong khuôn khổ pháp luật cho phép ở những nơi có sự sa sút nghiêm trọng về kỷ luật hành chính, vi phạm quyền làm chủ của dân như: thành lập các Đoàn công tác của Chính phủ (như đã làm), các bộ cũng phải thành lập các Đoàn công tác đặc biệt để giải quyết những vấn đề nổi cộm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ (nhất là đối với một số ngành có nhiều vấn đề như Hải quan, Công an, Thuế…), sử dụng hình thức đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ cử đến những nơi có vụ việc vi phạm nghiêm trọng được dư luận phát giác để trực tiếp kiểm tra, nắm bắt tình hình báo cáo nhanh cho Thủ tướng để có những quyết định xử lý kịp thời. Các Đoàn công tác, các phái viên đặc biệt của Thủ tướng nhất thiết phải được trao những quyền hạn đặc biệt như: đưa ra những biện pháp xử lý ngay tại chỗ với những vi phạm đã quá rõ ràng, hoặcđược áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời (như tạm đình chỉ công tác đối với công chức hành vi có vi phạm rõ ràng, gây tác động lớn đến dư luận xã hội); khôi phục lại hiện trạng ban đầu nhằm bảo đảm những quyền lợi thiết thân của người bị vi phạm…
c) Đổi mới hoạt động của thanh tra, điều tra:
Cải cách mạnh mẽ hệ thống thanh tra nhà nước cả về thể chế và các thiết chế theo yêu cầu quản lý mới (duy trì thanh tra chuyên ngành trong một số ít lĩnh vực cần thiết với những quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ. Sắp xếp lại hệ thống cơ quan điều tra trong lực lượng Công an, tập trung đầu mối, loại bỏ những nhiệm vụ chồng chéo, trùng lắp với các cơ quan khác. Phân biệt thanh tra và kiểm tra nhà nước./.
 
 
 
 
 
 
 
 


 
 

(Nguồn tin: Bài viết đăng trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 12, tháng 12/2003)


Thống kê truy cập

32798426

Tổng truy cập