Tác hại của sản phẩm thuốc lá mới

25/12/2020

Tóm tắt: Các sản phẩm thuốc lá mới bao gồm thuốc lá điện tử (ENDs), thuốc lá làm nóng (HTPs) đang có xu hướng gia tăng sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Mặc dù, ngành công nghiệp thuốc lá tuyên bố rằng các sản phẩm thuốc lá mới là giải pháp giảm hại và giúp cai nghiện thuốc lá truyền thống nhưng bằng chứng khoa học cho thấy các sản phẩm thuốc lá mới tồn tại nhiều nguy cơ gây hại. Các tác động có hại đến sức khỏe con người và các hệ lụy xã hội, kinh tế do sử dụng các loại sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng gây ra không thấp hơn so với thuốc lá điếu thông thường. Để ngăn ngừa các tổn thất gây ra bởi thuốc lá mới, Việt Nam cần tăng cường các giải pháp kiểm soát việc quảng cáo, tiếp thị, buôn bán, và tiêu thụ trái phép các sản phẩm thuốc lá mới.
Từ khóa: Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, tác hại của sản phẩm thuốc lá mới.
Abstract: Electronic nicotine delivery systems (ENDS) and heated tobacco products (HTPs) are new tobacco products, which tend to increase their use in the world and in Vietnam. Although the tobacco industry claims that new tobacco products are traditional tobacco cessation and harm reduction solutions, scientific evidence shows that new tobacco products have many harmful risks. The adverse effects on human health and the social and economic consequences caused by the use of ENDS, HTPs are not lower than that of conventional cigarettes. To prevent damages caused by new tobacco products, Vietnam needs to strengthen measures to control the illegal advertising, marketing, trading, and consumption of new tobacco products.
Keywords: Electronic tobacco; heated tobacco; harms caused by new tobacco products.
 TÁC-HẠI-THUỐC-LÁ-ĐIỆN-TỬ.jpg
Ảnh minh họa: Nguồn internet
1. Khái quát sản phẩm thuốc lá mới
Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery Systems - ENDS) và thuốc lá làm nóng (Heated Tobacco Products - HTPs). Các sản phẩm này không nằm trong danh mục các sản phẩm được quản lý theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
ENDS là các thiết bị điện tử hoạt động bằng cách làm nóng dung dịch lỏng hòa tan có chứa nicotine, hương liệu và các phụ gia khác, tạo ra hạt khí dung cho người dùng hít vào. Thiết bị ENDS bao gồm bộ phận pin, sạc; bộ phận tạo nhiệt, bộ phận dẫn dòng khí, bộ phận chứa ống đựng dung dịch điện tử; đầu ngậm cho phép người dùng hít vào dòng khí đã bay hơi. ENDS có hai loại: (1) Loại ống chứa dung dịch đóng trong một ống kín có kích thước vừa vặn để lắp vào thiết bị điện tử, ống này chỉ sử dụng một lần (hình A); (2) Loại ống chứa dung dịch nắp mở để người sử dụng có thể tự pha trộn, đổ, thêm dung dịch vào ống (hình B & C trong hình 1)[1].
 

Hình-cho-bài-bsi-Thành.png

HTPs là sự kết hợp giữa thiết bị điện tử bao gồm bộ phận tạo nhiệt làm nóng và sản phẩm thuốc lá (điếu thuốc hay đầu cắm lá thuốc ép). HTPs hoạt động bằng cách làm nóng điếu thuốc hay đầu mồi tới nhiệt độ đủ cao để sinh ra các hạt khói, làn khói có thể hít vào (hình 2)[2].
Hình-cho-bài-bsi-Thành_1.png
2. Tình hình sử dụng thuốc lá mới trên Thế giới và Việt Nam
      Các nghiên cứu gần đây tại Hoa Kỳ và một số nước châu Âu cho thấy, tình hình sử dụng thuốc lá mới trong giới trẻ có xu hướng gia tăng.
Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu báo cáo từ năm 2011 đến 2018, tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới ở giới trẻ tăng từ 1,5% lên 27,5%. Cũng tại Mỹ, từ 2017 đến 2018, việc sử dụng ENDS tăng 135% ở học sinh Trung học phổ thông[3].  
Tại Việt Nam, theo điều tra sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015 (GAT 2015) chỉ ra tỷ lệ đã từng hút ENDS là 1,1% và tỷ lệ hiện đang sử dụng ENDS là 0,2%[4]. Năm 2019, kết quả điều tra sức khỏa học đường cho thấy tỷ lệ sử dụng ENDS ở nhóm tuổi 13-17 tuổi là  2,6%, và có xu hướng tăng ở các thành phố lớn, có mức sống khá và ở giới trẻ[5]. Việc quảng cáo, giới thiệu và bán ENDS được thực hiện trên mạng (youtube, facebook, trang web) và đã có nhiều điểm bán lẻ mở ra với những trưng bầy bắt mắt[6][7]. Dicarbonyls (glyoxal, methylglyoxal, diacethyl) và hydroxycarbonyls (acetol). Các chất này được chứng minh là gây nên hàng loạt thay đổi bệnh lý quan trọng. Các hạt siêu mịn hít vào từ ENDS có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch hoặc hô hấp cho cả người hút và không hút. Trong đó có những hợp chất đặc biệt nguy hiểm không tìm thấy trong thuốc lá thông thường như glyoxal[8]. Tuy nhiên, mức độ độc khác nhau tùy thuộc vào các loại thuốc khác nhau, thậm chí có những loại cao hơn ở khói thuốc lá truyền thống. Một số kim loại nặng bao gồm chì, chomium, niken và formaldehyde tìm thấy trong sol khí của một số loại ENDS có nồng độ bằng hoặc cao hơn thuốc lá truyền thống trong điều kiện thử nghiệm sử dụng bình thường. Khí mà người dùng hít vào và thở ra từ ENDS có thể khiến cả bản thân và người xung quanh tiếp xúc với các chất độc hại[9].
Thuốc lá nung nóng (HTPs):
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo dù HTPs nung nóng thuốc lá ở nhiệt độ thấp hơn thuốc lá truyền thống nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá. Hóa chất có hại và nguy cơ gây hại có trong HTPs bao gồm: kim loại nặng, formaldehyde, nicotin, hydrocarbon thơm đa vòng, cacbon monoxide, accetaldehyde, acrolein … một số hóa chất được xếp vào nhóm gây ung thư[10].
4. Tác hại của thuốc lá mới đối với sức khỏe
Nicotine trong ENDS là chất gây nghiện và độc hại: Ngoài việc gây nghiện cao, nicotine làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, ức chế phản ứng miễn dịch và đóng vai trò rõ ràng trong việc gây ung thư thông qua tăng sinh tế bào, mất cân bằng oxy hóa, gây chết tế bào và đột biến DNA, cũng như sự phát triển của khối u. Tiếp xúc với nicotin ở trẻ vị thành niên và thai nhi có ảnh hưởng cấp tính hoặc lâu dài đến phát triển não bộ, tiềm năng dẫn đến rối loạn học tâp và rối loạn tâm thần kinh[11].
ENDS - HTPs và liên quan đến bệnh lý tim mạch: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống trên cơ sở đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm mới đây đã chỉ ra ENDS làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy sử dụng ENDS có liên quan đến tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim (OR=1,7), rối loạn chức năng nội mô liên quan đến bệnh tim mạch[12].
ENDS - HTPsvà liên quan đến bệnh hô hấp, ung thư: Các kim loại được giải phóng từ hơi ENDS, tùy mức độ tiếp xúc, được báo cáo là gây ra hoặc có khả năng gây ra một số tác dụng phụ bao gồm khó thở, ho và thở khò khè, kích ứng phế quản và phổi, kích ứng màng nhầy ở mắt và đường hô hấp trên, suy giảm chức năng phổi, cũng như ung thư phổi, mũi và cạnh mũi. Nghiên cứu cho thấy, người sử dụng ENDS phát triển các thay đổi tế bào liên quan đến ung thư tương tự như người hút thuốc lá truyền thống[13] . Gần đây, nhiều ca tổn thương phổi nghiêm trọng và cấp tính do ENDS đã được báo cáo trên toàn cầu[14]. Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), từ tháng 8/2019 đến ngày 18/02/2020 chỉ tính riêng ở Mỹ đã có 68 ca tử vong và 2.807 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp phải nhập viện do sử dụng ENDS. Trong đó hầu hết là người trẻ tuổi, 15% số ca nhập viện dưới 18 tuổi, 37% từ 18-24 tuổi[15].
             Nguy cơ cháy nổ:Các thiết bị trong ENDS có thể hỏng, lỗi và gây nổ gây ra các chấn thương nghiêm trọng (miệng, mặt, cổ, mắt mũi, xương hàm, cổ). Chỉ riêng tại Hoa Kỳ từ năm 2015 đến 2017, ước tính có khoảng 2.035 vụ nổ ENDS và các tổn thương do bỏng tại các khoa cấp cứu của bệnh viện Hoa Kỳ[16].
Nguy cơ phối trộn ma túy: Nguyên liệu phối trộn dung dịch ENDS từ nhiều loại thành phần khác nhau nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn. Tại Mỹ, nghiên cứu sử dụng dữ liệu Điều tra quốc gia về sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên (lớp 6 đến lớp 12) năm 2016 cho thấy, tỷ lệ đã từng sử dụng chất ma túy từ cây cannabis trong ENDS là 30.6% trong số những người đã từng sử dụng ENDS[17].
Tại Việt Nam, tình trạng tội phạm ma túy trộn các loại may túy vào các sản phẩm ENDS và hướng vào đối tượng học sinh, sinh viên và giới trẻ đang rất phức tạp và một số vụ việc đã được điều tra, phát hiện[18].
5. Tác hại của thuốc lá mới về mặt xã hội, kinh tế, môi trường
ENDS, HTPs gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới an sinh xã hội, kinh tế, môi trường và sự phát triển bền vững, mặc dù cho đến nay chưa thể định lượng hết được chi phí bệnh tật cho xã hội do ENDS và HTPs gây nên[19].
ENDS, HTPs hiện có xu hướng nhắm tới đối tượng là giới trẻ thông qua hình ảnh, phong cách tạo gu thẩm mỹ, xu hướng của giới trẻ, bán hàng qua mạng (bán qua app điện thoại thông minh, quảng cáo và mua bán trên internet) là hình thức mà giới trẻ thường sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường, lối sống, hành vi của giới trẻ. Đáng lưu ý, ENDS có nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện đồng thời với ENDS, ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh trật tự xã hội nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thuốc lá truyền thống[20].
Thiết bị điện tử có thể hỏng, lỗi và gây cháy nổ, thương tích, mất an toàn cho người sử dụng. Rác thải của bộ phận điện tử gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là với thiết bị sử dụng 1 lần.
6. Thuốc lá điện tử không phải là công cụ cai nghiện thuốc lá

Các sản phẩm phân phối nicotine thay thế, như ENDS và thuốc lá nung nóng, bằng cách nhanh chóng đưa nicotine vào não tương tự như thuốc lá, giúp duy trì chứ không làm mất đi việc nghiện nicotine[21][22]


[1] Health (2020). Smoking and Tobacco Use; Electronic Cigarettes. Centers for Disease Control and Prevention, <https://www.cdc.gov/tobacco/basic_ information/e-cigarettes/severe-lung-disease.html>, accessed: 21/09/2020.

[2] Layden J.E., Ghinai I., Pray I., et al. (2020). Pulmonary Illness Related to E-Cigarette Use in Illinois and Wisconsin — Final Report. N Engl J Med, 382(10), 903–916.
[3] WHO Report on the Global Tobacco Pandemic, 2019.
[4] VN-2015_FactSheet_Standalone_E_Oct2016.pdf. <https://www.who.int/tobacco/ surveillance/survey/gats/VN- 2015_FactSheet_Standalone_E_Oct2016.pdf?ua=1>, accessed: 21/09/2020.
[5] uckhoedoisong.vn (2020). Thuốc lá điện tử tăng nguy cơ ung thư phổi và hàng loạt tác hại khác. <https://suckhoedoisong.vn/gia-tang-thanh-thieu-nien-su-dung-thuoc-la-the-he-moi--n179919.html>, accessed: 21/09/2020.
[6] WHO | Heated tobacco products (HTPs) market monitoring information sheet. WHO, <http://www.who.int/tobacco/publications/prod_regulation/htps-marketing-monitoring/en/ >, accessed: 21/09/2020.
[7] E-cigarettes are harmful to health. <https://www.who.int/news-room/detail/05-02-2020-e-cigarettes-are-harmful-to-health>, accessed: 21/09/2020.
[8] Bekki K., Uchiyama S., Ohta K., et al. (2014), Carbonyl Compounds Generated from Electronic Cigarettes. Int J Environ Res Public Health, 11(11), 11192–11200.
[9] E-cigarettes are harmful to health. <https://www.who.int/news-room/detail/05-02-2020-e-cigarettes-are-harmful-to-health>, accessed: 21/09/2020.
[10] WHO Report on the Global Tobacco Pandemic, 2019. WHO | Heated tobacco products (HTPs) market monitoring information sheet. WHO, <http://www.who.int/tobacco/publications/prod_regulation/htps-marketing-monitoring/en/ >, accessed: 21/09/2020.
[11] E-cigarettes. <https://www.who.int/westernpacific/news/q-a-detail/e-cigarettes-how-risky -are-they>, accessed: 21/09/2020.
[12] Middlekauff H.R. (2020), Cardiovascular impact of electronic-cigarette use. Trends in Cardiovascular Medicine, 30(3), 133–140.
         D’Amario D., Department of Cardiovascular and Thoracic Sciences, Fondazione Policlinico Universitario A Gemelli IRCCS, Rome, Italy, Migliaro S. và cộng sự. (2019). Electronic Cigarettes and Cardiovascular Risk: Caution Waiting for Evidence. European Cardiology Review, 14(3), 151–158.
[13] Rowell T.R., Tarran R. (2015). Will chronic e-cigarette use cause lung disease?. American Journal of Physiology-Lung Cellular and Molecular Physiology, 309(12), L1398–L1409.
         Một số thông tin cần biết về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. <http://congdoanytevn.org.vn/pages/news/18067/Mot-so-thong-tin-can-biet-ve-tac-hai-cua-thuoc-la-dien-tu-thuoc-la-nung-nong.html>, accessed: 21/09/2020.
         Fowles J., Barreau T., Wu N. (2020). Cancer and Non-Cancer Risk Concerns from Metals in Electronic Cigarette Liquids and Aerosols. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17(6), 2146.
[14] Cobb N.K., Solanki J.N. (2020). E-Cigarettes, Vaping Devices, and Acute Lung Injury. Respir Care, 65(5), 713–718. Layden J.E., Ghinai I., Pray I., et al. (2020). Pulmonary Illness Related to E-Cigarette Use in Illinois and Wisconsin — Final Report. N Engl J Med, 382(10), 903–916.
[15] Health (2020). Smoking and Tobacco Use; Electronic Cigarettes. Centers for Disease Control and Prevention, <https://www.cdc.gov/tobacco/basic_information/e-cigarettes /severe-lung-disease.html>, accessed: 21/09/2020.
[16] Rudy S.F., Durmowicz E.L. (2016). Electronic nicotine delivery systems: overheating, fires and explosions. Tob Control.
[17] Trivers K.F., Phillips E., Gentzke A.S., et al. (2018). Prevalence of Cannabis Use in Electronic Cigarettes Among US Youth. JAMA Pediatr, 172(11), 1097–1099.
[18] Lễ Mittinh hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2020. Chương trình Phòng chống Tác hại của Thuốc lá, <http://vinacosh.gov.vn/vi/hoat-dong/ngay-the-gioi-khong-thuoc-la/2020/06/81E201D5/le-mittinh-huong-ung-ngay-the-gioi-khong-thuoc-la-31-5-va-tuan-le-quoc-gia-khong/>, accessed: 21/09/2020.
[19] VN-2015_FactSheet_Standalone_E_Oct2016.pdf. <https://www.who.int/tobacco/ surveillance/survey/gats/VN- 2015_FactSheet_Standalone_E_Oct2016.pdf?ua=1>, accessed: 21/09/2020.
[20] Fowles J., Barreau T., Wu N. (2020). Cancer and Non-Cancer Risk Concerns from Metals in Electronic Cigarette Liquids and Aerosols. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17(6), 2146.
[21] WHO Report on the Global Tobacco Pandemic, 2019.
[22] Soneji S., Barrington-Trimis J.L., Wills T.A., et al. (2017). Association Between Initial Use of e-Cigarettes and Subsequent Cigarette Smoking Among Adolescents and Young Adults. JAMA Pediatr, 171(8), 788–797.