Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội

01/01/2003

An sinh xãhội là một vấn đềrất lớn,bởi vìviệc làm và đời sống là những vấn đềlớn nhất của mọi thời đại. Hoàn thiện các chính sách xã hội chính là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện tốt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” ở nước ta hiện nay.huy nhân tố con người, có nhận thức mới về chính sách xã hội” nhằm “từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội…”2. Chính sách xã hội được hiểu là “chính sách giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tác động trực tiếp vào con người, điều chỉnh quan hệ, lợi ích giữa con người với con người, con người và xãhội”3.
Quan điểm chung Trước đây, trong các thời kỳ mà Nhà nước phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nhằm chống lại sự xâm lược của các quốc gia khác hoặc chống lại các thế lực phản động… thì vấn đề quốc phòng ư an ninh được xem là chức năng số một của Nhà nước. Ngày nay, trong thời kỳ hoà bình, khi mà cả nước đang thực hiện mục tiêu “công nghiệp hoá, hiện đại hóa” thì một trong những chức năng quan trọng và cơ bản nhất của Nhà nước là chức năng xã hội1. Để thực hiện chức năng xã hội, Nhà nước phải tiến hành nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, nổi bật nhất là tăng cường phát triển kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng xã hội, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân… Chính vì vậy, mục tiêu xãhội được thể hiện trong đường lối của Đảng là “… xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa…”, là “chăm sóc toàn diện và phát Theo nghĩa trực tiếp, hệ thống chính sách xã hội là một hệ thống quan điểm, nguyên tắc, biện pháp… được thể hiện chủ yếu thông qua các văn bản pháp luật của Nhà nước. Các quan điểm, nguyên tắc… đó được biểu đạt dưới dạng các quy phạm pháp luật, có tính bắt buộc thực hiện. Bên cạnh đó, một số nội dung của hệ thống chính sách xã hội được thể hiện dưới dạng những quan điểm có tính hướng dẫn, khuyến khích toàn dân và mọi người tham gia. Chính vì vậy, người ta hình dung hệ thống chính sách xã hội gồm hai loại: loại chính sách mang tính bắt buộc (dưới dạng các quy phạm pháp luật) và loại mang tính hướng dẫn, khuyến khích (dưới dạng các quy phạm xã hội)4. Hai loại chính sách đó đều có những giá trị riêng của nó, và về công dụng xãhội, chúng đều có những lợi thế riêng trong việc tạo ra những hiệu quả xã hội thiết thực và ưu việt. Khi xãhội càng văn minh, cuộc vận động về sinh đẻ có kế hoạch, bảo vệ môi trường hay ủng hộ đồng bào lũ Pháp luật về chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong việc định hướng và vận hành hệ thống chính sách xãhội. Thiếu pháp luật, các chính sách xã hội thiếu điều kiện quan trọng đểvận hành, và có thể vínhư một người tốt và bao dung nhưng không có khả năng giúp đỡ người khác. Trong hệ thống các quy định của pháp luật nước ta, việc xác định và thực hiện các chính sách xã hội đã được đề cập. Suốt chiều dọc của các Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992, các quy định có tính nguyên tắc cho hệ thống chính sách xãhội đã được thiết lập. Các quy định về chính sách xã hội cơ bản thuộc hệ thống các quyền của công dân, trong đó, các quyền về bình đẳng nam nữ, quyền lao động, quyền nghỉ ngơi, quyền được bảo hộ lao động, quyền được bảo hiểm xã hội, quyền được học hành nâng cao trình độ và kiến thức, quyền được chăm sóc sức khoẻ… các quy định của Hiến pháp7, là những cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các văn bản pháp luật áp dụng trong nhân dân.Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, trong từng giai đoạn cụ thể, căn cứ vào khả năng kinh tế và ngân sách cũng như tình hình thực hiện kế hoạch của nền kinh tế quốc hàng vạn người còn chịu đựng di tích và ảnh hưởng của chiến tranh; tỷ lệ thất nghiệp còn cao… Từ lâu, vấn đề xã hội luôn là đề tài thời sự ở tất cả các nước, thậm chí ngay cả trong những nước có nền kinh tế phát triển. Việt Nam là nước đang vươn lên từ đống tro tàn của các cuộc chiến tranh, dân số đông, kỹ thuật sản xuất chưa hiện đại… Hiện có hàng nghìn gia đình, hàng triệu người thuộc diện cần bảo đảm và giúp đỡ. Nhưng, mặc dù là một nước nghèo, nhưng nhân dân Việt Nam rất giàu lòng nhân ái9. Truyền thống ấy đã ăn sâu, bám rễ vào tình cảm và trở thành đạo lý xãhội, là cơ sở, nền tảng cho việc thực hiện các chính sách xãhội. Nguyên tắc chỉ đạo Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội nhằm tạo ra cơ sở để thực hiện tốt các mục tiêu xã hội ghi trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp là một trong những vấn đề có tính bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Việc hoàn thiện hệ thống chính sách xãhội phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản, đó là:
-   Nguyên tắc toàn diện: nguyên tắc này đòi hỏi việc thực hiện chính sách xã hội phải bảo đảm tính toàn diện. Chính sách xã hội phải bảo đảm tính xã hội, nó không được loại trừ bất kỳ đối tượng xã hội nào nằm trong diện giúp đỡ. Việc xây dựng và vận hành hệ thống chính sách xã hội phải bảo đảm có sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân.
-   Nguyên tắc đối xử công bằng: nguyên tắc này đòi hỏi hệ thống chính sách xã hội phải bảo đảm tính công bằng trong việc thực hiện. Hoạt động bảo đảm các chế độ phải dựa trên một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, được định tính, định lượng rõ ràng, minh bạch. Về mặt nguyên tắc, các đối tượng thuộc cùng hệ phải được đối xử ngang nhau. Trong một số trường hợp, tính công bằng biểu hiện ở việc tính toán mức độ đóng góp, cống hiến cho xã hội mà giải quyết các chế độ bảo đảm vật chất hoặc tinh thần cụ thể nhằm tránh gây nên sự thiệt thòi, thiếu cân đối giữa các đối tượng chính sách.
-Nguyên tắc cộng đồng: theo nguyên tắc này, việc xây dựng và vận hành hệ thống chính sách xã hội phải trên tinh thần đề cao tính cộng đồng về trách nhiệm. Tính cộng đồng này biểu hiện cả ở sự đóng góp và hưởng thụ. Một chính sách xã hội tốt khi nó huy động được sức mạnh cộng đồng trong việc tham gia tạolập các điềukiện vật chất căn bản đểthực hiện. Mặt khác, nó cũng bảo đảm có sự “chia ngọt, sẻ bùi” giữa các tầng lớpdân cư, giữa cánhân và tập thể, giữa Nhà nước và toàn xã hội. Chính sách xã hội sẽ không chỉđược đặttrên“đôi vai” Nhà nước mà nó còn có sự hỗ trợ của mọi người, mọi tổ chức, mọi cánhân, thậm chícần có sự cố gắng vươn lêncủa chính những người được hưởng sự chăm sóc đó. Tinh thần chung là cần “xã hội hoá công tác xã hội”10, cả trong quá trình xây dựng, tạo lập các quỹ bảo đảm xã hội và trong quá trình thực hiện các chế độ bảo đảm xãhội đó. Trong đó, cần kết hợp ba nguồn lực: Nhà nước ư cộng đồng và các đối tượng chính sách tự vươn lên11.
-   Nguyên tắc phân luồng: việc quy định và thực hiện các chính sách xã hội phải được đặtvào từng “kênh” cụ thể trên cơ sở phân loại. Sự phân biệt rõ rệtcác đối tượng là một vấn đề có tính nguyên tắc, bởi lẽ, những đặc điểm căn bản của các đối tượng xãhội .
Nguyên tắc định mức bảo đảm: nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội phải dựa trên cơ sở các định mức nhất định. Các định mức bảo đảm phải được thiết lập thống nhất, dựa trên đặc điểm của từng đối tượng(về sự cống hiến, về nhu cầu…) và khả năng bảo đảm. Định mức bảo đảm vừa mang tính nhân văn, vừa mang tính hiện thực ư tức là nó phải tạo nên được ấn tượng và tác dụng xã hội ư con người đối vớicác đối tượngchính sách, mặt khác phải làbảo đảm có tính thiết thực đối vớiđời sống của họ, mà không phải chỉ là một sự “tượng trưng”. Ví dụ như đối vớimức trợcấp ưu đãi xã hội, có ý kiến cho rằng có thể dựa trên những căn cứ sau: “mức chi phí tối thiểu cho nhu cầu cá nhân bình quân trong cả nước; mức thu nhập bình quân theo đầu người trong cả nước và mức sống trung bình của người dân trên phạm vi cả nước”12. Tuy nhiên, đó chỉ là một ví dụ về mức ưu đãi xã hội. Đối với những đối tượng khác nhau phải có những định mức khác nhau.
-   Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý: Nhà nước có điều kiện nhất để quản lý thống nhất việc thực hiện các chính sách xã hội. Nhà nướcchính là đại diện lớnnhất của xãhội, có sức mạnh toàn diện để có thể thực hiện các mục tiêu xã hội. Việc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước như là một loại trách nhiệm xã hội lớn lao, có tính “bất di bất dịch”, vừa có tính truyền thống, vừa có tính hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa Nhà nướclà duy nhất hoặc là tổ chức độc đoán đối với các vấn đề xã hội. Không dựa vào sức mạnh cộng đồng, Nhà nước không thể thực hiện được chức năng xã hội của nó. Do đó, vấn đề quan trọng là tìm ra “người cầm cờ” cho các “chiến dịch” nhằm tạo ra tính thống nhất và cuối cùng là để đạt hiệu quả cao nhất.
Giải pháp Để các chính sách xãhội trở thành một hệ thống thống nhất và có tính khả thi, đồng thời được thực hiện có hiệu quả trong thực tế, theo tôi, cần chú trọng thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:
-   Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, tiến tớixây dựng Luật an sinh xãhội. Hiện tại, các chính sách xãhội được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Có những văn bản được quy định từ hàng chục năm trước, có những văn bản mới được ban hành. Bước đầu, việc xây dựng các pháp lệnh về ưu đãi những người có công với cách mạng có tác dụng tách chế độ ưu đãi ra khỏi chế độ trả công. Song đó chỉ là một vấn đềtrong một loạt các chính sách xãhội hiện hành. Nếu nhìn nhận một cách bao quát, hầu hết các chính sách xã hội đều thuộc cùng một hệthống lớn,đó là an sinh xãhội. Chính vì vậy cần có một thao tác pháp lý hoá  các
 -   Thứ hai, cần kiện toàn cơ chế tổ chức thực hiện các chính sách xã hội. Theo quanđiểm chung hiện nay, chúng ta cần từng bước thiết lập mạng lưới an sinh xã hội từ trung ương xuống cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách xã hội. Bên cạnh hệ thống các cơ quan nhà nước, cần tuyên truyền sâu rộng và “tổ chức hoá” các hoạt động thực hiện các chính sách xã hội từ các đơn vị dân cư khác nhau nhằm tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nhấn mạnh rằng: “sự giúp đỡ của xã, phường, cộng đồng làng xóm đối với các gia đình chính sách là rất quan trọng”13.
Thứ ba, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trực tiếp thực hiện các chế độ chính sách xã hội, bao gồm các cán bộ pháp lý, kinh tế và cán bộ nghiệp vụ lao động ư xã hội. Các cán bộ nhân viên của ngành lao động ư thương binh và xã hội, với vai trò là cơ quan có trách nhiệm chăm sóc đối tượng chính sách14 và các cơ quan chức năng khác phải nắm vững chế độ chính sách, giỏi vềnghiệp vụ đểcó thể thực hiện tốt các chính sách xã hội.
Thứ tư, cần tiến hành thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, đồng thời có sự ưu tiên trong việc thực hiện các chính sách xã hội có tính bức xúc, ở những vùng và khu vực khó khăn. Mặt khác, cần có chiến lược lâu dài đối với một số chính sách có tầm chiến lược, liên quan đến sự phát triển có tính bền vững của nền kinh tế - xãhội như chính sách xoá đói giảm nghèo; chính sách bảo hiểm xãhội (trong đó cần đưa vào thực hiện loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp)…
- Thứ năm, cần mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội. Chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ việc thực hiện một số chính sách xã hội ở một số nước trong khu vực và trên thế giới nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam, cả về hệ thống pháp luật và cơ chế thực hiện./.